| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp bền vững

Thứ Bảy 21/12/2019 , 09:46 (GMT+7)

Ngày 20/12, tại trường Đại học Trà Vinh diễn ra hội thảo Khoa học quốc gia với chủ đề “Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp – thủy sản bền vững”.

Đại diện ĐH Trà Vinh, TS Nguyễn Minh Hòa cho biết: Tại hội thảo các đại biểu chủ yếu tập trung tham luận, thảo luận về các lĩnh vực  ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) như thực vật, vi sinh vật và thực phẩm, nhằm đưa ra các giải pháp ứng dụng CNSH bền vững trong nông nghiệp – thủy sản.

Hội thảo còn là diễn đàn để các nhà khoa học thảo luận và cùng tìm ra các giải pháp phù hợp trong lĩnh vực CNSH. Từ đó, ứng dụng CNSH trong khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật, nghiên cứu các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của con người đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường bền vững.

Hội thảo khoa học quốc gia ứng dụng CNSH trong nông nghiệp thủy sản bền vững tổ chức sáng 20/12 tại ĐH Trà Vinh.

PGS. TS Nguyễn Hữu Hiệp, công tác tại khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng - ĐH Cần Thơ cho biết: Trong lĩnh vực nông nghiệp CNSH cơ bản được ứng dụng trên ba lĩnh vực.

Thứ nhất là, tuyển chọn cây giống sạch bệnh và ứng dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. 

Thứ hai, là sản xuất, ứng dụng phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng trong canh tác lúa, hoa màu như phân bón vi sinh cố định đạm, hòa tan lân, tổng hợp IAA… nhằm giảm lượng phân bón vô cơ nhập khẩu, giảm ô nhiễm môi trường (lúa, hoa màu, cây ăn trái…).

Cuối cùng là, nghiên cứu, sản xuất ứng dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh vật như Bacillus thuringiensis, nấm xanh, vi khuẩn, nấm đối kháng khác.

Trong thủy sản, CNSH thường được ứng dụng kiểm tra con giống, xử lý nước thải, sản xuất chế phẩm sinh học thay kháng sinh trong bảo vệ sức vật nuôi như các nhóm vi khuẩn probiotics sử dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Đại biểu báo cáo tham luận tại hội nghị.

TS Nguyễn Minh Hiệp công tác tại Viện Nghiên cứu hạt nhân cho biết: Hệ mang nano chứa chiết xuất thực vật (sự kết hợp giữa công nghệ Nano và sử dụng 100% nguyên liệu có nguồn gốc sinh học) ứng dụng làm chế phẩm bảo vệ thực vật (BVTV) và kích thích sinh trưởng thực vật gần đây đã có những nghiên cứu và có tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam.

Hệ nano chiết xuất thực vật có nhiều ưu điểm như: bảo vệ, tăng độ phân tán cho các chiết xuất, giá thành thấp, nồng độ cao, điều khiển phóng thích nhanh.  Mà điều  này sẽ đáp ứng được yêu cầu khách hàng vì nó giúp kéo dài thời gian tác dụng, giảm chi phí sử dụng, hầu như không gây độc cho cây, an toàn cho người sử dụng, hỗ trợ sản xuất bền vững.

Hội thảo còn là diễn đàn để các nhà khoa học thảo luận và cùng tìm ra các giải pháp phù hợp trong lĩnh vực CNSH.

Cũng theo TS Nguyễn Minh Hiệp, hiện nay giá thành nông sản sạch (GAP, organic, v.v.) luôn ở mức cao, do đa phần các chế phẩm sử dụng đều có nguồn gốc ngoại nhập. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ. Hơn hết sẽ làm giảm tính cạnh tranh của nông sản sạch Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế.

Vì vậy, cách giảm giá thành tốt nhất là nội địa hóa sản xuất, hỗ trợ của nhà nước đối với các sản phẩm BVTV có nguồn gốc sinh học là cần thiết. 

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Dồn lực tiêm vacxin phòng bệnh dại trên chó, mèo

Trước diễn biến bệnh dại trên người có chiều hướng gia tăng, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ tiêm vacxin đạt trên 80% tổng đàn chó, mèo.

Sapoche Mexico chịu được mặn 5 - 6‰, hiệu quả gấp 3 lần giống bản địa

TIỀN GIANG Ông Trần Văn Khả (ấp Đông Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là nông dân tiên phong ở địa phương trồng giống sapoche Mexico cho hiệu quả kinh tế cao.

Bình luận mới nhất