| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý hồ Cửa Đạt

Thứ Hai 27/09/2021 , 13:17 (GMT+7)

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác hồ Cửa Đạt đã đem lại hiệu quả cao trong điều tiết nước và đảm bảo an toàn hồ đập.

Hồ Cửa Đạt nằm trên địa phận thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: VD.

Hồ Cửa Đạt nằm trên địa phận thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: VD.

Hồ Cửa Đạt (thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đưa vào sử dụng vào cuối 11/2010 và được đánh giá là “công trình thế kỷ” của ngành Thuỷ lợi Việt Nam (hồ thủy lợi lớn thứ hai toàn quốc sau hồ Dầu Tiếng).

Hồ có nhiệm vụ giảm lũ với tần suất 0,6%, bảo đảm mực nước tại Xuân Khánh không vượt quá cao trình +13,71m (lũ lịch sử năm 1962); cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt; tạo nguồn nước tưới ổn định cho gần 87 nghìn ha đất canh tác.

Khu hưởng lợi của công trình hồ Cửa Đạt nằm trên địa phận 11 huyện, thị của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích tự nhiên trên 365 nghìn ha.

Đây là 'công trình thế kỷ' của ngành Thủy lợi Việt Nam. Ảnh: VD.

Đây là “công trình thế kỷ” của ngành Thủy lợi Việt Nam. Ảnh: VD.

Công trình này kết hợp phát điện với công suất lắp máy 97MW; bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái.

Ngay từ khi xây dựng, hồ Cửa Đạt đã được đầu tư cơ bản các hệ thống thiết bị quan trắc, giám sát tự động để nâng cao hiệu quả an toàn, quản lý vận hành công trình.

Để phục vụ tốt công tác quản lý vận hành, thời gian gần đây, hồ Cửa Đạt được đầu tư các hệ thống thu thập thông tin, các công cụ đo đạc chính xác cũng như các phần mềm quản lý và điều khiển vận hành cho đơn vị quản lý.

Hồ được xây dựng kho dữ liệu có đầy đủ các thông tin để đánh giá, kiểm soát nguồn nước, tình hình công trình; hỗ trợ điều hành ứng phó và giảm thiểu đến mức thấp nhất về thiệt hại, rủi ro thiên tai gây ra.

Vận hành, quản lý hồ Cửa Đạt đã được đầu tư tự động hóa, áp dụng tiến bộ khoa học nên giảm được nhân công và đảm bảo quản lý công trình an toàn. Ảnh: VD.

Vận hành, quản lý hồ Cửa Đạt đã được đầu tư tự động hóa, áp dụng tiến bộ khoa học nên giảm được nhân công và đảm bảo quản lý công trình an toàn. Ảnh: VD.

Thông qua các hệ thống quan trắc, đo đạc tự động kết hợp giám sát điều khiển tại hiện trường các vị trí công trình, dữ liệu sẽ được truyền tải về máy chủ.

Bài liên quan

Hiện công trình có 9 trạm quan trắc lượng mưa trên lưu vực. Thùng đo mưa bằng gầu lật, tín hiệu ra dưới dạng xung điện. Bộ thu thập và truyền số liệu (RTU) đọc trực tiếp số liệu đo từ gầu đo mưa. Khi lượng mưa thay đổi hoặc đến thời điểm giờ chẵn trong ngày thì thiết bị RTU sẽ tự động truyền các số liệu này về trạm đo mực nước hồ kết hợp đo mưa đầu mối và cập nhật lên cơ sở dữ liệu máy chủ qua mạng thông tin di động thông qua dịch vụ GSM/GPRS/3G.

Các trạm quan trắc này sẽ lưu trữ thông số theo thời gian; xuất dữ liệu theo khung giờ hàng ngày, hàng tháng, cả năm; kết nối, tích hợp dữ liệu với hệ thống giám sát, điều khiển của hệ thống.

Máy tính được đặt trong phòng điều khiển trung tâm và được kết nối thiết bị điều khiển PLC S7-300 trên bàn điều khiển trung tâm bằng cáp MPI-NETWORKS. Trên máy tính được cài đặt phần mềm giám sát – điều khiển WinCC để có thể điều khiển đóng mở cửa van cung.

Bàn điều khiển trung tâm thu thập dữ liệu từ các tủ điều khiển tại chỗ và hiển thị các thông tin thông qua hệ thống đèn báo. Điều khiển đóng mở cửa tràn thông qua nút ấn hoặc màn hình cảm ứng giao diện HMI. Mỗi cửa tràn được lắp đặt một tủ điều khiển tại chỗ để thu thập các tín hiệu trạng thái từ sensor gửi về.

Ngồi trong nhà trung tâm, mọi dữ liệu về hồ Cửa Đạt được truyền tải về với độ chính xác cao. Ảnh: VD.

Ngồi trong nhà trung tâm, mọi dữ liệu về hồ Cửa Đạt được truyền tải về với độ chính xác cao. Ảnh: VD.

Ông Hồ Như Hải, tổ trưởng tổ Cơ điện cho biết, hồ Cửa Đạt có 18 camera lắp tại các khu vực và được bố trí màn hình giám sát tại chỗ. Tại văn phòng trung tâm  bố trí một màn hình lớn và hình ảnh tất cả các camera đều được truyền để giám sát, theo dõi. Hệ thống hỗ trợ giám sát từ xa nên có thể theo dõi qua máy tính, điện thoại hoặc các trang web quản lý chuyên ngành.

Nhờ các thiết bị này và việc vận hành quản lý hệ thống được thực hiện một cách khoa học, hiện đại; lao động thủ công đã được giảm đáng kể và đảm bảo độ chính xác cao.

Hồ Cửa Đạt

Hồ Cửa Đạt có lưu vực 5.938km2, dung tích 1,45 tỷ m3, kênh chính dài 16,276km, dẫn nước tưới cho 32.831ha. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã đưa công trình thủy lợi hồ Cửa Đạt vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; thuộc danh mục đập, hồ chứa thủy lợi thuộc loại đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt. Tháng 2/2019, hồ Cửa Đạt được bàn giao cho Bộ NN-PTNT trực tiếp quản lý, vận hành.

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Kinh nghiệm 10 ngày thần tốc của Thái Lan

Cả hệ thống nông nghiệp Thái Lan đã vào cuộc, nhằm giải quyết dứt điểm việc tồn dư vàng O trên sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất