| Hotline: 0983.970.780

Ve sầu hại cà phê

Thứ Ba 26/04/2011 , 10:24 (GMT+7)

Trong những năm gần đây, ve sầu phát triển và gây hại nặng nhiều vùng sản xuất cà phê trong nước. Ve sầu đã làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng cà phê Việt Nam.

Trong những năm gần đây, ve sầu phát triển và gây hại nặng nhiều vùng sản xuất cà phê trong nước. Ve sầu đã làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng cà phê Việt Nam.

Tập tính hoạt động của ve sầu và triệu chứng cây bị hại:

Ve sầu trưởng thành đẻ trứng trên cây, ấu trùng sau khi nở thì rơi xuống và chui vào đất sinh sống nhiều năm. Khi sắp vũ hóa, ấu trùng bò lên mặt đất và leo lên cây lột xác thành ve sầu trưởng thành, và lại tiếp tục sản sinh ra một lứa ve sầu mới.

Ve sầu hút nhựa gây hại các bộ phận cây cà phê cả trên mặt đất lẫn dưới đất. Ve trưởng thành chích hút làm suy kiệt hoặc làm chết cành non. Ấu trùng chích hút nhựa ở rễ làm cây chậm phát triển, còi cọc, lá vàng, trái rụng nên làm giảm năng suất. Ve sầu sau khi chích hút đã để lại các vết thương làm nấm bệnh xâm nhập gây thối rễ, chết cành, nếu nặng thì gây chết cả cây.

Điều kiện phát sinh phát triển

Các vùng đất cao, thoát nước và được trồng các cây lâu năm là điều kiện lý tưởng để ve sầu phát sinh phát triển mạnh (vì rễ cây trồng có nhiều dinh dưỡng).

Cũng như các sinh vật khác, sự phát sinh phát triển của ve sầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố chi phối như thiên địch, sự tác động của con người… thì trong những năm gần đây, do sự biến đổi của khí hậu có thể phù hợp với chúng, đã làm ve sầu bộc phát nhiều vùng.

Biện pháp phòng trừ

Ve sầu gây hại rất lớn cho cà phê, nhưng để phòng trừ chúng tận gốc thì thực sự khó khăn, vì ấu trùng đào lỗ ở sâu dưới đất, lại sống ở cả vùng đất không trồng trọt, khả năng di chuyển cao... Các thuốc nội hấp, với liều lượng khuyến cáo hầu như kém tác dụng, do chúng có kích thước lớn và rất khỏe. Vì vậy, cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp và phải vận động cộng đồng cùng làm liên tục, mới cho hiệu quả mong muốn.

Sau đây là một số biện pháp phòng trừ đã được nông dân ứng dụng cho hiệu quả cao:

- Bón phân cân đối, không bón thừa đạm, vì đạm sẽ làm rễ và thân cành non mềm dễ bị ve sầu và dịch hại tấn công. Dùng loại phân kích thích ra rễ cho cà phê.

- Phủ màng nilon (màng trong) quanh gốc để ngăn chặn ấu trùng chui xuống đất sau khi nở. Nilon cũng ngăn chặn ấu trùng từ dưới đất chui lên để vũ hóa. Buổi sáng có thể đi diệt ve sầu đang bị giữ lại dưới màng phủ.

- Dùng keo dính (tương tự keo dính chuột) có pha thuốc sâu, quét quanh gốc cà phê để ngăn chặn, bẫy và diệt ấu trùng bò lên cây vũ hóa.

- Một số hộ nông dân dùng chế phẩm sinh học nấm Metarhizium để phòng trừ.

- Chỉ nên phun thuốc sâu cục bộ để diệt các loại sâu hại khác khi cần thiết, tập trung phun vào các ổ dịch, hoặc hạn chế phun nhiều lần để duy trì được các loại thiên địch của ve sầu như kiến, nhện, ong trên vườn…

- Khi thấy mật độ ve sầu trên vườn quá cao (tháng 5 đến tháng 6), thì phải dùng loại thuốc hạt có khả năng xông hơi và tiếp xúc như SAGO SUPER 3G, với liều lượng 50-70 kg/ha để rải. Trước khi rải, cần dùng cuốc nạo lớp đất mặt cho lộ rõ những miệng lỗ ve sầu dưới đất trong bồn. Rải thuốc hạt SAGO SUPER, thuốc rơi xuống lỗ của ve thì càng tốt, rồi lấp đất và tưới đậm nước. Cuối mùa hè nên tiến hành rải thêm một lần thuốc nữa. Lần rải thuốc này mới thực sự hiệu quả, vì lúc này ấu trùng còn nhỏ, nên rất dễ bị diệt.

Các cơ quan chức năng và bà con nông dân cần tuyên truyền và vận động nhau phòng trừ đồng loạt để hạn chế lây lan cho nhau.

Xem thêm
Kon Tum ưu tiên thu hút các dự án chăn nuôi công nghệ cao

Tỉnh Kon Tum chú trọng thu hút các dự án chăn nuôi công nghệ cao, quy trình khép kín từ khâu sản xuất, con giống đến chế biến, phân phối sản phẩm ra thị trường.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.