| Hotline: 0983.970.780

Vén màn bí mật bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu

Thứ Hai 07/12/2015 , 11:50 (GMT+7)

Đi đến đâu cũng nghe bà con bàn tán, từ quán cà phê đến đồng ruộng nói về “vị cứu tinh trên cây hồ tiêu”. 

* Bí kíp xử lý bệnh chết nhanh – chết chậm trên cây hồ tiêu

Tôi tìm đến Nhà máy xi măng Gia Lai xin làm việc với ông Dương Hùng Đỗ - Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam để tìm hiểu thực hư câu chuyện này kì bí này.

Khi tôi đến thấy ông đang chăm sóc những chậu hồ tiêu mà ông trồng trong nước (thủy canh), tôi thấy lạ mới hỏi ông: “Sao bà con bị tiêu chết hàng loạt là do bị úng nước, còn ông lại trồng ở trong nước mà hồ tiêu vẫn không chết?". Ông Đỗ cười: “Tiêu bà con chết úng là đúng”.

Thấy tôi không hiểu ông Đỗ giải thích: “Từ trước đến nay bà con trồng tiêu điêu đứng về bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, không có thuốc đặt trị là do chỉ làm theo cảm tính. Bà con đổ đủ các loại thuốc vào gốc tiêu cầu may mà không biết mình đã tạo điều kiện cho các loại nấm độc phát triển nhanh hơn.

Vì khi đổ các loại thuốc làm cho vi sinh vật đất chết hết, đất mất tính chất vật lý, thuốc và dung dịch đất tạo ra vùng ém khí, axit, pH tụt xuống dưới 4, Fe, Al tăng lên làm đất bị chua, axit đốt cháy toàn bộ lông hút.

Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm phytophthora phát triển mạnh, nó lấy rễ tiêu làm giá thể, khi nấm càng phát triển mạnh tạo ra axít làm thối rễ bồn và gốc tiêu, cây sẽ không lấy được nước và dinh dưỡng, cây thì vàng lá, cây thì héo rũ chết xanh”.

Trước vấn đề này, tôi từng được nghe danh tiếng ông đã cứu nhiều nhà vườn khỏi bệnh chết nhanh, chết chậm và tiêu điên, ông Đỗ cười giải thích tỉ mỉ thêm: “Đây là một bệnh phổ biến của người trồng hồ tiêu, nguyên nhân là do giá hồ tiêu quá cao, người trồng hồ tiêu bón quá nhiều phân bón và thuốc BVTV dẫn đến bệnh là đương nhiên.

Nếu bà con bón dư đạm dẫn đến giảm đồng trong cây, nếu bà con bón dư lân dẫn đến thiếu kẽm, bón dư kali bị đồng hóa Mg và Bo dẫn đến vi lượng bị thiếu, dư lượng thuốc BVTV thì thừa.

Tôi đã đi một vòng đất nước nghiên cứu và tìm hiểu các vùng trồng tiêu, đã dùng máy tia X- quang phổ để chụp đất, phân tích đất kết quả cho thấy một số vùng như Quảng Trị rất ít bệnh, ở miền Trung bà con bón phân rất ít nên bệnh không có nhiều, chủ yếu là Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Tôi đã tìm được nguyên nhân dẫn đến cây hồ tiêu bị chết nhanh và chết chậm, cũng đã có phác đồ điều trị rồi bà con yên tâm”.

Tôi nói đùa: "Thế có bí quyết này ông giàu to rồi?".  Ông nhìn tôi với ánh mắt đăm chiêu rồi từ tốn, nói: “Đúng vậy, nếu là người khác”.

Ông dừng lại nhìn tôi: “Chú thấy đấy, bà con nông dân khổ lắm, tất cả tài sản đổ vào vườn tiêu, con cái thành tài cũng nó mà thất bại cũng nó. Tôi không thể giấu bí quyết mà phải đưa công thức lên thông tin đại chúng để bà con làm theo".

-nh-310370645
Tôi đã đi một vòng đất nước nghiên cứu và tìm hiểu các vùng trồng tiêu

Tôi bày tỏ muốn đưa lên Báo NNVN để nhiều người tham khảo, ông Đỗ đồng ý cho đăng công thức của ông lên báo như sau:

Ngoài phác đồ điều trị trên, ông Đỗ còn sẵn sàng chia sẻ băng ghi âm trực tiếp hướng dẫn cách điều trị bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu phát trên mạng xã hội để mọi người có thể tham khảo.
Có thể nói bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu đã được vén màn bí mật.

Bà con lưu ý, muốn kiểm tra vườn tiêu nhà có hiện tượng chết nhanh hay chết chậm thì cứ từ 11 giờ đến 14 giờ chiều bà con ra vườn xem ngọn cây hồ tiêu có hiện tượng ngủ ngày, tức là lá rũ xuống, sáng mai tỉnh lại đó là dấu hiệu chết nhanh, vì bộ rễ đã bị tổn thương lông hút (rễ tơ) cháy hết không lấy được nước và dinh dưỡng.

Cứ cây nào tốt nhất là bị chết trước, vì cây càng nhiều lá thì càng cần nhiều nước, khi trời bất thuận mưa vài ngày liên tiếp hoặc nắng 2- 3 ngày liên tục thì hiện tượng này sẽ xảy ra do bà con bón quá nhiều phân bón lá mà không quan tâm đến bộ rễ.

- Bà con hãy lấy bình phun sương mà phun ngay lên ngọn cho cây đang bị héo nó sẽ tỉnh liền, nhưng phải cấp dinh dưỡng cho cây hồ tiêu.

- Lấy 2 kg Địa Long ngâm với 10 lít nước đến 12 tiếng rồi quậy đều chắt lấy nước đục, còn cặn chậm tan ta đổ vào gốc. Nước đục bà con đập 1 quả trứng gà và 1 bịch sữa tươi quậy đều phun lên lá, 3 ngày phun 1 lần, còn nước sạch mỗi ngày phun 1 lần.

- Vấn đề gốc cây hồ tiêu: Do mất tính chất vật lý và vi sinh vật không còn nên bà con mua ống thục và pha phân loãng thục xuống gốc khoảng 30cm từ 1,5 - 2 kg mỗi gốc.

Sau 1 ngày tiêu hồi phục và không héo nhưng bà con phải làm 10 ngày thì bộ rễ mới ra trên bề mặt. Đừng ngừng tưới vì bộ rễ chưa đủ nuôi cây, phải 1 tháng cây mới phục hồi hoàn toàn, nếu không tưới tiêu lại héo rũ nhanh hơn.

Bà con lưu ý không bón các loại thuốc BVTV vào gốc vì khi cấy vi sinh vật vào gốc để vi sinh vật hoạt động và sinh sản cây mới lấy nước ở tầng nước ngầm để trao đổi với bộ lá.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.