| Hotline: 0983.970.780

'Vết căn nguyên' tương tác cùng công chúng!

Thứ Năm 07/04/2022 , 21:19 (GMT+7)

Triển lãm 'Vết căn nguyên' của họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn tại Mây Artspace (TP.HCM) vừa kết thúc đã mang lại rất nhiều cảm xúc cho người thưởng lãm mỹ thuật hội hoạ...

Sáng tạo khác biệt

Tìm đến không gian triển lãm tranh của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn được trưng bày  tại Mây Artspace, nằm sâu trong con hẻm đường Nguyễn Gia Trí, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM, chúng tôi khá ấn tượng với việc tổ chức chuyên nghiệp từ cách bày trí không ồn ào và rất trang trọng. “Vết căn nguyên” trưng bày 28 tác phẩm phản ánh góc nhìn đa chiều của hoạ sĩ về cuộc sống, thân phận của con người, với đủ cung bậc từ buồn đau, sướng khổ, hạnh phúc đến hành trình tìm kiếm chân lý của cuộc đời thông qua những đường nét ẩn hiện màu sắc siêu thực.

qtHai trong số nhiều tác phẩm tiêu biểu: Đêm rơi miền vũ trụ và Thi sĩ ôm bầu chữ gió của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn tại triển lãm Vết căn nguyên vừa tổ chức tại TP.HCM, năm 2022. Ảnh: Minh Sáng.
qtHai trong số nhiều tác phẩm tiêu biểu: Đêm rơi miền vũ trụ và Thi sĩ ôm bầu chữ gió của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn tại triển lãm Vết căn nguyên vừa tổ chức tại TP.HCM, năm 2022. Ảnh: Minh Sáng.

qtHai trong số nhiều tác phẩm tiêu biểu: Đêm rơi miền vũ trụ và Thi sĩ ôm bầu chữ gió của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn tại triển lãm Vết căn nguyên vừa tổ chức tại TP.HCM, năm 2022. Ảnh: Minh Sáng.

Kết thúc triển lãm, hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn phấn khởi chia sẻ: “Trước cuộc triển lãm này những tác phẩm của tôi đã được công chúng, người xem, người thưởng lãm một cách rất nghiêm túc và chuyên nghiệp, kể cả cuốn sách “Vết căn nguyên” cũng đã đầu tư làm trong vòng 2 năm trời mới xong. Sau cuộc triển lãm, tôi thật sự rất vui và hạnh phúc khi mọi người đều cảm nhận được điều đó, họ xem tranh xong rồi lật sách đọc thì thấy câu chuyện rất rõ về sự tương tác về tâm thức của người làm nghệ thuật, nghệ sĩ trong từng tác phẩm”. Theo hoạ sĩ Nhật Tấn, sau khi bế mạc triển lãm "Vết căn nguyên" đã đón nhận được sự đồng cảm của hầu hết giới văn nghệ sĩ, hội hoạ tại TP.HCM đều đồng cảm với anh. Họ đều tương tác rất thích và đồng cảm với tác giả. Còn riêng các bạn trẻ sinh viên chuyên ngành mỹ thuật cũng rất ủng hộ về các bút pháp về sơn dầu, đặc biệt trong cuốn sách Vết căn nguyên có sự tham gia của nhiều nhân vật nổi tiếng và có uy tín trong ngành mỹ thuật, hội hoạ, phê bình nghệ thuật như: Giáo sư Đặng Tiến, Hà Bửu Trọng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Trần Tuấn, Lê Huỳnh Lâm, Lê Minh Phong...    

 Cuốn sách Viết căn nguyên của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn được trưng bày và bán cho khách tưởng lãm tranh tại triển lãm. Ảnh: Minh Sáng.

 Cuốn sách Viết căn nguyên của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn được trưng bày và bán cho khách tưởng lãm tranh tại triển lãm. Ảnh: Minh Sáng.

Theo hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn, vẽ cũng chính là cách để anh tìm “Vết căn nguyên” của mọi sự phiền não trong từng thân phận con người và hành trình đó dài đến vô tận… Dù bén duyên nghề khá muộn, hội họa đến với anh muộn hơn trong khoảng 10 năm trở lại đây nam họa sĩ tự hào vì có thêm một phương tiện biểu đạt cảm xúc của anh bên cạnh con chữ. Trước khi đến với hội họa, anh là một nhà thơ có tên tuổi, từng ra mắt 2 tập thơ tự do Men da (2009) và Que than (2017) với những ý tưởng từ rõ ràng cho đến các bài thơ mang hơi hướng siêu thực. Cả thơ và hội họa, Huỳnh Lê Nhật Tấn đều đến bằng con đường tự học và khổ luyện trong nhiều năm liên tục.

Chủ yếu sống và làm việc tại Đà Nẵng nhưng bạn bè, giới văn nghệ sĩ Sài Gòn biết anh rất rõ và thường nhớ đến anh với mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ, làn da ngăm đen, giọng nói đậm đặc chất Quảng, mỗi khi ngồi đàm đạo chuyện đời, chuyện văn chương chữ nghĩa anh đều tâm tư da diết…cháy hết mình với nghệ thuật. Thoắt đến thoắt đi, nhưng những cuộc gặp gỡ của anh chàng hoạ sĩ Nhật Tấn lần nào cũng để lại những ấn tượng khó quên trong lòng bạn bè và mọi người luôn chờ đợi sự sáng tạo đột phá của anh…

Hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn vẽ cũng chính là cách để anh tìm 'Vết căn nguyên' của mọi sự phiền não trong từng thân phận con người và hành trình đó dài đến vô tận… Ảnh: Hoạ sĩ cung cấp.

Hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn vẽ cũng chính là cách để anh tìm “Vết căn nguyên” của mọi sự phiền não trong từng thân phận con người và hành trình đó dài đến vô tận… Ảnh: Hoạ sĩ cung cấp.

Đã 10 năm trôi qua kể từ triển lãm lần đầu, đến nay thêm một lần nữa Huỳnh Lê Nhật Tấn như khẳng định con đường sáng tạo khác biệt của mình. Thế giới sáng tạo của Huỳnh Lê Nhật Tấn chứa đựng hai chiều ngược của tâm thức, giữa thơ và họa. Đặc biệt, với 28 bức tranh qua những tựa đề: Cuồng nộ; Đoạn trường; Đường tròn vòng sinh; Đường vây tội lỗi; Giai cảm sống; Giao hưởng thanh âm; Giọt linh hồn rơi vào đêm; Gọi hai tiếng âm dương; Hủy diệt lòng bàn tay đen; Lời độc địa; mắt lá; Nhìn sự rỗng không của thế gian; Những hạt giống nẩy mầm; Ô vàng trên ngôi vị quyền lực… Mỗi tác phẩm của anh đều mang những tâm tư, trăn trở khốc liệt về tình yêu, cuộc sống, gia đình, xã hội và sự sáng tạo.

Hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn không ngừng ký tặng sách cho bạn bè, hay rất đông khách đến xem thưởng lãm tranh cũng như sinh viên các trường Đại học sẵn sàng mua sách về phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập. Ảnh: Minh Sáng.
Hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn không ngừng ký tặng sách cho bạn bè, hay rất đông khách đến xem thưởng lãm tranh cũng như sinh viên các trường Đại học sẵn sàng mua sách về phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập. Ảnh: Minh Sáng.

Hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn không ngừng ký tặng sách cho bạn bè, hay rất đông khách đến xem thưởng lãm tranh cũng như sinh viên các trường Đại học sẵn sàng mua sách về phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập. Ảnh: Minh Sáng.

Trong suốt thời gian diễn ra triển lãm, hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn không ngừng ký tặng sách cho bạn bè, hay rất đông khách đến xem thưởng lãm tranh cũng như sinh viên các trường Đại học sẵn sàng mua sách về phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập. Bên cạnh đó, nhiều nhà sưu tập cũng đặt vấn đề mua một số bức tranh trong triển lãm này.     

Những "hạt giống nảy mầm" trong tranh mộc

Trong những tranh của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn vẽ, có bức màu sắc rực rỡ, loé sáng lên nhưng nhiều bức khác màu tối, mang tính u buồn, thể hiện rõ tâm trạng ngay thời điểm đó của con người. Anh muốn đi tìm căn nguyên của nỗi buồn bằng tranh, anh vẽ theo trường phái tranh biểu hiện pha với trừu tượng với một số biểu tượng như những giọt nước, những hình hài, tảng đá... hay biểu tượng do chính tác giả đặt ra như thể thách đố người xem lý giải theo cảm nhận của riêng mình.

Thế giới sáng tạo của Huỳnh Lê Nhật Tấn chứa đựng hai chiều ngược của tâm thức, giữa thơ và họa. Tác phẩm tiêu biểu 'Những hạt giống nẩy mầm' của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn tại triển lãm. Ảnh: Minh Sáng.

Thế giới sáng tạo của Huỳnh Lê Nhật Tấn chứa đựng hai chiều ngược của tâm thức, giữa thơ và họa. Tác phẩm tiêu biểu "Những hạt giống nẩy mầm" của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn tại triển lãm. Ảnh: Minh Sáng.

Lý giải về những “Vết căn nguyên” trong chủ đề tác phẩm của mình, hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn nói: “Căn nguyên bắt nguồn từ tâm điểm, xoay rộng gieo gì gặp đó, nghĩ gì thì vẽ đó, nghĩa là danh tính người vẽ hiện ra ý tưởng, bắt đầu cho tranh là vết, dấu chấm, nét chấm cọ, vũng sơn đổ tràn lên toan, khoảng trống nằm bất động, bản thảo phơi ý,  phút giây chợt hiện... Tôi điên cuồng hình tượng người nông dân, đôi tay anh ta mang bầu hạt giống, khuôn mặt tươi nở nụ cười, gieo rắc mùa màng, mong chờ hy vọng bội thu hay là thất bát. Tất cả nó đều bắt nguồn từ hạt giống và thời tiết là căn nguyên. Vì vậy, tôi vẽ cũng mang cốt ý đó thể hiện từng bức họa, hàng loạt mệnh đề triết học, chúng là tiêu đề cho từng bức tranh ra đời, mang tên như bài thơ nhiều ẩn dụ…”

Theo hoạ sĩ Nhật Tấn, bộ tranh của anh nói về thân phận con người và những niềm đau thương và sau đó là hạnh phục. Tuy nhiên, với anh trong hạnh phúc sẽ có những lúc bế tắc và đau thương, tranh của anh muốn tô vẽ những cảm xúc chạm đến nỗi buồn, nó xuất phát từ nguồn gốc, những “Vết căn nguyên”. Khi người xem, thưởng lãm tranh có chiều sâu thì họ rất thích, họ thấy tranh nói về nỗi buồn, như những bức tranh: Thi sĩ ôm bầu chữ gió; hay Đêm rơi miền vũ trụ; Cuồng nộ…đã trạm đến xuất phát nỗi buồn, nếu ai cảm được thì họ sẽ tự giải thoát, vì khi mình thấy được nuỗi buồn thì không còn sợ hãi nữa; đồng thời có cảm giác lắng và tìm cái tự thân để gỡ rối. Trong tranh “Vết căn nguyên” lần này hầu như nói đến vấn đề đó rất nhiều và là nguồn gốc của nỗi buồn.

Triển lãm Vết căn nguyên của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn thu hút sự quan tâm của rất đông khách đến tham quan thưởng lãm. Ảnh: Minh Sáng.
Triển lãm Vết căn nguyên của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn thu hút sự quan tâm của rất đông khách đến tham quan thưởng lãm. Ảnh: Minh Sáng.

Triển lãm Vết căn nguyên của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn thu hút sự quan tâm của rất đông khách đến tham quan thưởng lãm. Ảnh: Minh Sáng.

Trong giai đoạn trong và sau Covid-19, những tác phẩm của hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật bắt đầu có chất siêu thực. Điều này cũng để phản ảnh những uẩn ức, khát vọng và bi thương của một kiếp người khi đứng giữa một thế giới nhiều biến động như vậy. Bên cạnh đó, với tác phẩm “Những hạt giống nẩy mầm” đề cập đến vấn đề khi con người sinh ra là phải gieo từng cái hạt, giống như gieo hạt giống để tạo ra một cái hình hài, tạo ra một cái thánh thiện, cái chân chất, cái tốt đẹp…tất cả đều phải từ hạt giống gốc.

Đặc biệt, họa sĩ Nhật Tấn “bật mí”, trong năm nay anh sẽ cho “ra lò” cuốn sách thi hoạ với 108 bức tranh vẽ rất nhỏ nhưng nó sẽ mang đến sự tương tác cho người xem, công chúng, đặc biệt là các em thiếu nhi. Cụ thể với cuốn sách thi hoạ này sẽ là sự tương tác “2 trong 1”, mỗi bứa tranh đều có một câu thơ và được dịch song ngữ Anh -Việt. Tuy cuốn sách nhỏ nhưng sẽ rất gần gũi với mọi gia đình, các bậc phụ huynh có thể mua sách cho các con em mình xem tranh, đọc thơ tiếng Anh -Việt, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của các em và mang tính tương tác và giáo dục cao. “Sau cuộc triển lãm này tôi cũng sẽ tiếp tục triển lãm bộ tranh khoảng 30 bức về thời Covid, bộ tranh này tôi đang vẽ rồi có thể sẽ tổ chức trưng bày triển lãm tại Sàn Gòn hay Hà Nội thêm một chủ đề này nữa. Đây cũng là dịp để mọi người, mọi gia đình có thể chiêm ngưỡng về nó khi cái nỗi đau mất mát quá nhiều mà ai cũng cảm nhận được qua đại dịch Covid vừa qua!”.

Hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn (thứ tư từ trái sang) chụp hình lưu niệm với đông đảo bạn bè, giới văn nghệ sĩ Sài Gòn và khách tham quan tại triển lãm tranh và giời thiệu sách Vết căn nguyên. Ảnh: Hoạ sĩ cung cấp.

Hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn (thứ tư từ trái sang) chụp hình lưu niệm với đông đảo bạn bè, giới văn nghệ sĩ Sài Gòn và khách tham quan tại triển lãm tranh và giời thiệu sách Vết căn nguyên. Ảnh: Hoạ sĩ cung cấp.

Theo hoạ sĩ Nhật Tấn, nhiều người thường nghĩ với tranh phải tươi, vui nhưng thực ra sự trầm, bổng và những gam màu u tối, buồn bã vẫn có những tia sáng rực rỡ, có những tia loé lên…gợi cho người xem cảm thấy điều lạc quan tin tưởng rồi trong đau khổ sẽ có hạnh phúc, chứ không ai phải chịu đau khổ mãi. Do đó, vẽ tranh xem tranh như một câu chuyện triết lý.     

“Với triển lãm “Vết căn nguyên”, họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn dấn thân vào một chặng đường mới, mà anh tự thú: “Nếu ai đó hỏi vì sao vẽ, phải bỏ mọi thứ để vẽ. Tôi sẽ nói rằng, vẽ để bắt đầu bằng một Vết, để đi tìm từ đâu có Vết đó. Vì nghệ thuật là phù du tan biến, vật chất trao đổi mọi thứ. Thì, nghệ thuật cũng vậy, phát minh bằng sáng tạo nuôi hạt giống tâm hồn. Nghệ thuật hội họa có mặt từ một đứa trẻ, vắng mặt nó nền văn minh nhân loại điêu tàn, hội họa vòng luân hồi tiếp nối”.

Xem thêm
Công tử Bạc Liêu trên màn ảnh mờ nhạt cá tính

Công tử Bạc Liêu là nhân vật để lại nhiều giai thoại trong đời sống cộng đồng, nhưng khi được tái hiện thành một tác phẩm điện ảnh lại không mấy ấn tượng.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.