| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam có thể soán ngôi Thái Lan về xuất khẩu gạo

Thứ Năm 13/02/2020 , 14:33 (GMT+7)

Thái Lan đang có nguy cơ mất vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới do khả năng cạnh tranh yếu và thiếu bộ giống lúa để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Việc Trung Quốc lên kế hoạch dự trữ 120 triệu tấn gạo là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu gạo

Việc Trung Quốc lên kế hoạch dự trữ 120 triệu tấn gạo là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu gạo

Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothamatas thông báo tin này trong bối cảnh thị trường xuất khẩu cạnh tranh gay gắt, chi phí sản xuất lúa gạo trong nước cao hơn so với Việt Nam, tỷ giá đồng bạt biến động và đặc biệt là tình trạng hạn hán lan rộng. Tất cả những vấn đề này sẽ khiến Thái Lan có nguy cơ rớt xuống vị trí thứ ba các nước xuất khẩu gạo lớn trong năm nay, trong đó Việt Nam sẽ chiếm vị trí thứ hai.

“Suốt 30 năm qua, Thái Lan hầu như vẫn trồng các giống lúa truyền thống trong khi thị hiếu tiêu dùng và thị trường nhập khẩu liên tục thay đổi, nhất là gạo thơm và gạo tẻ thường”, ông Charoen cho biết đồng thời dự báo năm nay, Hiệp hội chỉ đặt mục tiêu xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo, trị giá 4,2 tỷ USD.

Đây là mục tiêu thấp nhất trong vòng 7 năm qua, kể từ năm 2013 khi Thái Lan xuất khẩu 6,6 triệu tấn gạo.

Năm 2019, nước này đã xuất khẩu 7,58 triệu tấn gạo, thu về 131 tỷ bạt, giảm 32% về lượng và 25% giá trị so với năm trước đó. Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan là Benin, với 1,07 triệu tấn, tiếp theo là Nam Phi với 725.461 tấn, Mỹ là 559.957 tấn và Trung Quốc là 471.339 tấn.

Ông Charoen tiết lộ, Trung Quốc đang lên kế hoạch dự trữ một khối lượng lương thực khổng lồ, bao gồm 120 triệu tấn gạo trong khi hồi năm ngoái nước này vẫn xuất khẩu gần 3 triệu tấn.

Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu chính của Việt Nam

Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu chính của Việt Nam

Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse nhận xét, Việt Nam thành công trong xuất khẩu gạo là nhờ giá rẻ hơn so với Thái Lan và họ khai thác các thị trường gạo quan trọng như Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines và Malaysia tốt hơn.

“Ngoài ra, còn các yếu tố rủi ro khác chính là Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) vừa được thông qua và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã thực thi sẽ cho phép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hiện Ấn Độ vẫn là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% thị phần, kế đến là Thái Lan 22,7%.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất