| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam vượt Mỹ, Úc, Đức về đào tạo nhà trường

Thứ Tư 13/05/2015 , 10:04 (GMT+7)

Bảng xếp hạng lớn nhất toàn cầu về đào tạo nhà trường đã được công bố, trong đó châu Á chiếm 5 vị trí đầu tiên, cuối bảng là các quốc gia châu Phi.

Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD  được BBC công bố, đứng ở vị trí đầu tiên là Singapore, tiếp theo là Hong Kong. Việt Nam đứng ở vị trí số 12 trong khi Vương quốc Anh nằm ở số 20, Mỹ ở vị trí số 28.

Theo các chuyên gia, bảng xếp hạng được đưa ra dựa trên số liệu kiểm tra từ 76 quốc gia, cho thấy mối liên hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế.

Giám đốc giáo dục của OECD, Andreas Schleicher nói: “Đây là lần đầu tiên chúng ta có đánh giá quy mô toàn cầu về giáo dục. Ý tưởng của chúng tôi là cho các nước có thể tiếp cận và so sánh với các quốc gia có nền giáo dục tiến bộ, tìm ra điểm mạnh, yếu của họ và thấy được lợi ích kinh tế lâu dài từ việc cải thiện chất lượng trong trường học”.

Singapore, quốc gia đứng đầu danh sách có tỷ lệ mù chữ rất cao vào những năm 1960 nhưng đến nay họ đã tiến bộ vượt bậc. Trong khi đó, hiện nay ở Anh có khoảng 20% trẻ em bỏ học và không đạt được mức độ giáo dục cơ bản, OECD cho biết.

Tổ chức này cho rằng nếu số lượng này giảm xuống, kinh tế Anh có thể kiếm thêm hàng nghìn tỷ USD mỗi năm.

Bảng xếp hạng này của OECD được đưa ra dựa trên điểm thi của môn toán và khoa học tự nhiên, khác với các quy chuẩn trước đây của chính tổ chức này, thường chỉ tập trung vào các nước công nghiệp giàu có.

Điều này cho thấy sự thua kém của Mỹ đối với một số quốc gia châu Âu, thậm chí là cả Việt Nam. Ngoài ra, Thụy Điển cũng rơi vào vị trí thấp trên bảng xếp hạng khi nằm ở số 35, đúng với cảnh báo của OECD về vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống giáo dục của nước này.

Những phát hiện mới này sẽ chính thức được công bố tại Diễn đàn giáo dục thế giới, tổ chức tại Hàn Quốc trong tuần tới. Đó là sự kiện để Liên Hợp Quốc đưa ra mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn cầu vào năm 2030.

Năm vị trí hàng đầu của bảng xếp hàng đều thuộc về các quốc gia châu Á. Ông Schleicher nói: “Nếu bạn đến một lớp học ở châu Á, sẽ thấy được các giáo viên luôn muốn học sinh của mình thành công. Ở đó có sự chính xác, tập trung và gắn kết”.

Ông còn tiết lộ, các quốc gia này thường thu hút những giáo viên giỏi nhất vào những lớp học khó nhất, để các học sinh đều có cơ hội học giáo viên giỏi.

Theo OECD, tiêu chuẩn giáo dục là yếu tố có thể dự báo mạnh mẽ về sự giàu có mà các quốc gia sẽ đạt được về lâu dài. Các chính sách giáo dục nghèo nàn sẽ đưa các quốc gia vào trạng thái suy thoái kinh tế thường trực.

Schleicher khẳng định,  nâng cao chất lượng giáo dục sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế lâu dài.

Ông ví dụ rằng, nếu Ghana, một quốc gia có thứ hạng thấp trên bảng xếp hạng của OECD đầu tư để mọi trẻ em 15 tuổi của mình có các kỹ năng cơ bản thì GDP của nước này sẽ tăng đến 38 lần so với hiện nay trong suốt phần đời của những đứa trẻ đó.

Báo cáo này sẽ được đưa ra tại Diễn đàn giáo dục thế giới tuần tới như như bằng chứng về việc cải thiện giáo dục sẽ đem lại lợi ích kinh tế.

Hội nghị là một dấu mốc quan trọng, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, nó đánh dấu 15 năm kể từ khi thiết lập các mục tiêu giáo dục của các nhà lãnh đạo thế giới.

Những mục tiêu thiên niên kỷ về giáo dục, ví dụ như cho tất cả trẻ em hoàn thành giáo dục tiểu học vẫn chưa được hoàn toàn thực hiện được. Tuy nhiên, diễn đàn sắp tới sẽ đưa ra các mục tiêu giáo dục toàn cầu cho 15 năm tới.

Danh sách 15 nước đứng đầu trong bảng xếp hạng

1. Singapore

2. Hong Kong

3. Hàn Quốc

4. Nhật Bản

4. Đài Loan

6. Phần Lan

7. Estonia

8. Thụy Sĩ

9. Hà Lan

10. Canada

11. Ba Lan

12. Việt Nam

13. Đức

14. Australia

15. Ireland

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.