| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Long: Lên kịch bản đối phó hạn mặn

Thứ Sáu 10/01/2020 , 08:42 (GMT+7)

Những ngày qua, tại ĐBSCL mặn đã tăng cao và xâm nhập sâu trở lại trên các tuyến sông.

16-11-46_1
Dự báo mực nước thượng nguồn sẽ đổ về ĐBSCL ở mức thấp, mặn sẽ xâm nhập sâu vào cuối tuần này.

Tỉnh Vĩnh Long đã chuẩn bị các phương án để đối phó nếu hạn mặn lịch sử xuất hiện trở lại.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, mực nước thượng nguồn sông Mê Kông biến đổi chậm với xu thế xuống dần và tương đương ở mức cùng kỳ năm 2016.

Mực nước trên sông Tiền, Hậu chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và đạt mức cao nhất vào cuối tuần. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,35 m, tại Châu Đốc 1,45 m ở mức tương đương cùng kỳ năm 2016.

Độ mặn trên các sông Nam Bộ sẽ giảm dần sau tăng trở lại và đạt mức lớn nhất vào cuối tuần. Tại Vĩnh Long, theo Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh, độ mặn đo được lớn nhất vào sáng 8/1, tại cống Cái Hóp đến 8 g/l, cống Ngã Tư là 6g/l, cống Nàng Âm đến 4,1 g/l,…Dự báo, mặn sẽ lên cao vào những ngày tới.

Theo nhận định của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) Vĩnh Long, hạn mặn và nguy cơ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, sẽ ảnh hưởng đến 4 huyện Mang Thít, Vũng Liêm, Trà Ôn.

Mới đây, Ban chỉ huy PCTT-TKCN Vĩnh Long đã ban hành công văn khẩn yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống mặn xâm nhập sâu và kéo dài.

Trong đó, chú trọng các giải pháp cung cấp nước sạch cho người dân, bảo vệ sản xuất, các khả năng huy động phương tiện, lực lượng tại chỗ theo phương châm 4 tại chỗ, kiên quyết không để bị động.

Để chủ động ứng phó với mùa khô, hạn mặn năm nay, Vĩnh Long đã chuẩn bị kịch bản ứng phó cho trường hợp mặn xâm nhập sâu, độ mặn lên cao như năm 2016, mực nước sông, rạch trong tỉnh sụt giảm mạnh trong dịp Tết Canh Tý 2020.

Theo đó, độ mặn tại vàm Mang Thít, vàm Tân Dinh (Trà Ôn) xấp xỉ 5‰, tại vàm Vũng Liêm, cống Nàng Âm (Vũng Liêm) sẽ từ 6- 8‰, trong nội đồng từ 1- 2‰. Đỉnh triều trên sông Tiền tại Mỹ Thuận vào lúc triều thấp còn 0,5- 0,6m, lúc triều cao lên 1m. Thời gian xuất hiện từ 23- 28/1/2020, sau đó tiếp tục duy trì và giảm dần đến giữa tháng 3/2020.

16-11-46_nh_2
Cống Tân Dinh đã được bàn giao kỹ thuật đưa vào vận hành sáng ngày 8/1/2020.
Ông Lưu Nhuận, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Vĩnh Long cho biết: Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư các dự án kè, đê bao chống sạt lở bờ sông,… Đến nay, toàn tỉnh có 409 tuyến đê bao (dài 3.647km), xây 14.638m kè chống sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu, hơn 5.700 cống đập, 17 trạm bơm điện và trên 4.400 tuyến sông, rạch được nạo vét, cải tạo kết hợp sử dụng làm công trình thủy lợi trữ ngọt. Toàn tỉnh hiện có 112.260ha (chiếm 93%) đất sản xuất nông nghiệp được khép kín thủy lợi chủ động tưới tiêu.

Với kịch bản này, diện tích bị ảnh hưởng của mặn toàn tỉnh được xác định là 32.915ha. Vũng Liêm và Trà Ôn sẽ là hai huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Diện tích bị ảnh hưởng của khô hạn là 68.972ha cho 2 vụ đông xuân, hè thu và diện tích cây lâu năm. Bên cạnh đó, 66.264 hộ và 18.520 hộ không có nước máy sử dụng.

Biện pháp ứng phó cho tình huống này được tỉnh đưa ra là đóng toàn bộ cống ngăn mặn ở các xã ven sông Cổ Chiên, Măng Thít, Hậu trên địa bàn các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Măng Thít.

Vùng gò cao phải bơm tưới. Khi độ mặn từ 3‰ trở lên thì ngưng bơm hút thu nước, chỉ bơm hút lúc triều xuống và độ mặn xuống thấp hơn 3‰.

Song song đó, việc vận hành các công trình trọng điểm để ứng phó hạn, mặn sẽ giúp ứng phó tình hình hạn mặn trên địa bàn tỉnh hiệu quả hơn.

Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10, cho biết: Dự án nạo vét kênh Mây Phốp- Ngã Hậu đến nay đã cơ bản hoàn thành khâu nạo vét.

Hơn 24 km kênh được mở rộng, 11 cầu được xây mới, 8 cống hở và 22 cống ngầm, kịp thời ứng phó với hạn mặn mùa khô 2019- 2020. Công trình này đã góp phần trong việc cấp nước ngọt bổ sung 6.000ha đất lúa và 1.461ha đất trồng cây ăn trái trên địa bàn huyện Vũng Liêm.

Riêng cống Tân Dinh đã bàn giao kỹ thuật và đưa vào vận hành chống mặn vào sáng 8/1 (thuộc Vĩnh Long và Trà Vinh). Cống Vũng Liêm đang trong giai đoạn hoàn thành (dự kiến bàn giao ngày 27-28/12 âm lịch), đủ điều kiện vận hành phục vụ ứng phó với hạn, mặn mùa khô năm nay.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm