| Hotline: 0983.970.780

Người Mông lưu lạc sang Pakistan:

Vừ Già Pó thề không bao giờ đặt chân tới Trung Quốc!

Thứ Ba 13/05/2014 , 11:42 (GMT+7)

“Cuộc sống khắc nghiệt nơi đó không dành cho mình. Tôi thấy mình rất may mắn mới được trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đình” / Người Mông lưu lạc tận Pakistan khóc nức nở ngày về

“Có cho tôi hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng tôi cũng sẽ không bao giờ đặt chân sang Trung Quốc nữa. Cuộc sống nơi “địa ngục” đó không dành cho mình đâu” - người đàn ông vừa trở về sau hành trình lưu lạc 5.800km chia sẻ.

Rẻo cao Khau Vai, Mèo Vạc, Hà Giang đang xôn xao trước sự việc anh Vừ Già Pó mất tích 2 năm, nay bỗng dưng trở về. Sự mất tích quá lâu và bí ẩn của anh khiến nhiều người gần như đã quên đi sự tồn tại của anh trong ngôi làng.

Chiều 12/5, sau những nỗ lực trên chặng đường gần 500 km, PV Dân trí đã gặp được anh Vừ Già Pó - người đàn ông lưu lạc từ Trung Quốc sang tận Pakistan - để nghe anh kể về cuộc hành trình lưu lạc đầy gian khổ và... bí ẩn của mình.

Anh Vừ Già Pó chạy về nhà sau suốt 2 năm mất tích, trong niềm cảm xúc dâng trào.
Anh Vừ Già Pó chạy về nhà sau suốt 2 năm mất tích, trong niềm cảm xúc dâng trào.

Anh Pó kể, trong suốt quãng thời gian lưu lạc bên xứ người, những hoàn cảnh khắc nghiệt khiến anh đã có lúc nghĩ rằng mình sẽ không thể vượt qua.

“Sau một tuần trốn khỏi nơi làm việc, tôi bất ngờ bị tụt lại phía sau rồi lạc mất mọi người giữa đường phố đông đúc. Kể từ đó, tôi cứ lang thang khắp nơi. Lấy hướng mặt trời mọc đằng Đông để tìm đường về biên giới. Một mình lang thang khi trong túi không một đồng tiền; đói lúc nào thì xin ăn lúc đó. Do bất đồng về ngôn ngữ không thể giao tiếp được với ai, tất cả đều ra hiệu bằng cử chỉ, nên mọi thứ đều rất khó khăn. Có những lúc đi 2 ngày liền không gặp một bóng người đành nhịn đói, thấy nước ở đâu thì múc để uống” - anh Pó nhớ lại.

Anh Pó kể, anh mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Sau khi lấy vợ, do hoàn cảnh quá khó khăn, anh đã tin lời kẻ xấu dụ dỗ vượt biên sang Trung Quốc làm thuê, mong kiếm được tiền gửi về nuôi vợ con. Không ngờ chuyến đi Trung Quốc ấy lại là khởi đầu cho chuỗi hành trình kéo dài suốt 2 năm và qua 5.800km đầy "hoang đường" của mình.

Trong suốt hành trình 2 năm lưu lạc, không ngày nào anh không nghĩ về vợ con, về gia đình; lấy đó làm động lực để có thể vượt qua những thời điểm khó khăn, khắc nghiệt nhất.

Có những hôm anh Pó phải băng qua khu rừng heo hút, đi hàng chục cây số không gặp một bóng người. Có lúc quá mệt anh đã thiếp đi giữa khu rừng đêm giá rét; xung quanh toàn những âm thanh của núi rừng, muông thú...; chỉ mong trời mau sáng. Nhưng may mắn anh có một sức khỏe tuyệt vời nên trong suốt hành trình lưu lạc 5.800 cây số, anh không hề bị ốm.

Anh cứ đi như vậy qua nhiều vùng đất xa lạ, trong nhiều loại điều kiện thời tiết khắc nghiệt... mãi cho đến một ngày anh đi vào khu hàng rào đầy dây thép gai, bất ngờ có nhiều người mang theo súng ập đến bắt đi. Lúc đó anh mới biết mình đã đi sang tận Pakistan và đang bị lực lượng cảnh sát nước này bắt giữ.

Nước mắt ngày trở về
Nước mắt ngày trở về

Chia sẻ với PV ngay sau khi được trở lại ngôi nhà và quê hương thân yêu sau 2 năm trời xa cách, anh Vừ Già Pó bày tỏ: “Bây giờ tôi rất mừng đã được về đoàn tụ với vợ con. Tôi sẽ không bao giờ rời bỏ gia đình nữa. Có cho tôi hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng, tôi cũng sẽ không bao giờ đặt chân sang Trung Quốc nữa. Cuộc sống nơi “địa ngục” mà tôi vừa trải qua đã quá khổ sở rồi”.

Anh Pó tâm sự, giờ anh chỉ muốn được ở bên vợ con, người thân, làm ăn chân chính tại quê nhà. Anh mong những người đang có ý định vượt biên sang Trung Quốc làm ăn nhìn vào bài học của anh để suy nghĩ lại. “Cuộc sống khắc nghiệt nơi đó không dành cho mình. Tôi thấy mình rất may mắn mới được trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đình” - anh Vừ Già Pó chia sẻ.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm