| Hotline: 0983.970.780

Vụ giao 83.000m2 đất không qua đấu giá: Không hộ dân nào đồng thuận

Thứ Hai 09/03/2020 , 12:25 (GMT+7)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường về dự án kho cảng tổng hợp Petro Bình Minh chỉ ra những nguy cơ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Theo kế hoạch, dự án kho cảng tổng hợp Petro Bình Minh sẽ được xây dựng tại khu đất trống giáp với khu dân cư thôn Nam Ngạn. Ảnh: Minh Phúc.

Theo kế hoạch, dự án kho cảng tổng hợp Petro Bình Minh sẽ được xây dựng tại khu đất trống giáp với khu dân cư thôn Nam Ngạn. Ảnh: Minh Phúc.

Dân không đồng thuận, chính quyền vẫn quyết làm!

Ông Nguyễn Đức Lai cùng những người dân của thôn Nam Ngạn, xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang) bị thu hồi đất đã gửi đơn kêu cứu đến Báo NNVN phản đối dự án xây dựng kho cảng tổng hợp Petro Bình Minh.

Cụ thể, tại các buổi họp để triển khai dự án, tất cả hộ dân có đất bị thu hồi và 450 hộ dân thôn Nam Ngạn đều không nhất trí cho đầu tư xây dựng cảng tiếp nhận xăng dầu, bồn chứa xăng dầu nằm giữa khu dân cư thôn Nam Ngạn vì gây ô nhiễm môi trường.

Những bồn chứa xăng dầu với dung tích 4.800m3 như những quả bom phát nổ bất cứ lúc nào, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường của nhân dân thôn Nam Ngạn bây giờ và mãi mãi về sau.

Ông Lai cho biết, theo Nghị định số 13 năm 2011 của Chính phủ quy định về an toàn dầu khí trên đất liền, công trình cảng phải cách khu dân cư ít nhất là 200m. Vậy khu vực cảng tiếp nhận xăng dầu của Công ty Petro Bình Minh chỉ cách nhà dân chưa đầy 10m, như vậy là không chấp nhận được.

Bà Nguyễn Thị Giang, người có đất ở nằm cách chỉ giới quy hoạch khi xây dựng cảng dầu chỉ 3,3m phân trần: "Như thế này là quá gần với nhà tôi. Từ ngày có người của dự án cảng dầu về đo là tôi đã không ăn không ngủ được rồi”.

“Dân chúng tôi hầu như không nhất trí cho cảng dầu làm, cứ chuyển khỏi địa bàn Nam Ngạn thì chúng tôi mới yên tâm”, ông Nguyễn Đức Thế, một người dân khác chia sẻ.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tài Hải, Chủ tịch UBND xã Quang Châu, thừa nhận: “Không một hộ nào đồng ý” triển khai dự án này, chỉ có mấy hộ là đảng viên buộc phải đồng ý nhưng người ta chỉ đồng ý về mặt diện tích thôi.

“Bây giờ làm việc theo hệ thống chính trị, tỉnh chỉ đạo xuống huyện, huyện chỉ đạo xuống xã, bây giờ có chôn sống bọn anh bọn anh cũng không dám nói ngược chủ trương của cấp trên”, ông Hải nói.

Nhà trưởng thôn Nam Ngạn bị ném đá

Khi dự án kho cảng xăng dầu Petro Bình Minh triển khai sẽ có hơn 200 hộ dân trong diện ảnh hưởng. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư (do xã Quang Châu và chủ đầu tư dự án triển khai) được thực hiện rất chiếu lệ, hay nói đúng hơn là... làm cho có.

Người dân phản đối dự án xây dựng kho cảng tổng hợp Petro Bình Minh khi có sự xuất hiện của nhà báo. Ảnh: Minh Phúc.

Người dân phản đối dự án xây dựng kho cảng tổng hợp Petro Bình Minh khi có sự xuất hiện của nhà báo. Ảnh: Minh Phúc.

Cụ thể, buổi họp tham vấn cộng đồng dân cư ngày 12/9/2019 có 17 người tham gia. Trong đó có 15 người là cán bộ, đảng viên, lãnh đạo Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xã Quang Châu, thôn Đạo Ngạn 2 và Nam ngạn. Đại diện hộ dân chịu tác động trực tiếp bởi dự án chỉ có 2 người.

Và kỳ lạ là trong danh sách những người đồng ý triển khai dự án, xuất hiện chữ ký giả mạo của người dân. Cụ thể, ông Nguyễn Trọng Nam (thôn Nam Ngạn) không hề ký tên. UBND xã Quang Châu đã xác nhận việc giả mạo chữ ký của ông Nam là đúng sự thật.

Được biết, thời gian qua, ngôi nhà của ông Vũ Hữu Sáng – Trưởng thôn Nam Ngạn (người cùng chủ đầu tư lấy ý kiến cộng đồng dân cư) đã bị ném đá, làm hư hỏng đồ vật trong nhà. 

Không muốn biến nơi an cư thành... làng ung thư

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư xây dựng kho cảng tổng hợp Prtro Bình Minh do Công ty TNHH Prtro Bình Minh cùng đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Công nghệ môi trường Đất Việt thực hiện, khi dự án đi vào hoạt động có thể phát sinh nguồn gây tác động tới môi trường. Cụ thể, nguồn chất thải gây ô nhiễm không khí như bụi, CO, SO2, NOx, VOC, N2, CO2, H2S và các chợp chất hữu cơ.

Các sự cố môi trường có thể xảy ra như đổ vỡ hệ thống ống dẫn xăng dầu trong quá trình xuất nhập; sự cố đổ vỡ bồn chứa xăng dầu; rủi ro về sự cố rò rỉ nhiên liệu; sự cố dẫn đến cháy nổ, hỏa hoạn...

Sau khi đi vào hoạt động, ước tính dự án kho cảng tổng hợp Petro Bình Minh sẽ thải khoảng 704,7m3 nước thải nhiễm dầu; 47,5kg chất thải rắn và 80kg chất thải nguy hại mỗi ngày.

Đặc biệt, tổng lượng xăng bốc hơi trong quá trình nhập, tồn trữ và xuất bán cho khách hàng tại khu vực A và B của dự án ước tính khoảng 570 lít/ngày (tương đương hơn 200m3/năm).

Khi xăng, dầu bốc hơi và phát tán ra môi trường có thể gây sự cố cháy nổ tại các vị trí xuất nhập, bán hàng. Khi cháy nổ sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường không khí tại khu vực dự án.

Không những thế, hơi xăng dầu có thành phần là hydrocacbon gây nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng như suy nhược, chóng mặt, say, co giật, viêm phổi và áp xe phổi… khi hít thở hydrocacbon ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc gây rối loạn nhịp tim và hô hấp. Các công trình nghiên cứu còn chứng tỏ rằng một số hydrocabbon còn gây ung thư phổi.

Nhiều hộ dân thôn Nam Ngạn cho biết, họ không muốn ngôi làng mà họ đã sinh sống bình yên nhiều đời trở thành… làng ung thư. Bài học cháy nhà máy Bóng đèn, phích nước Rạng Đông tại quận Thanh Xuân, Hà Nội khiến không khí bị nhiễm độc là bài học nhãn tiền.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.