| Hotline: 0983.970.780

Vũ khí độc đáo của người Việt: Súng chống tăng SS

Thứ Tư 26/11/2014 , 09:46 (GMT+7)

Tốt nghiệp kỹ sư cầu đường nhưng được tướng Nguyễn Bình tin tưởng giao cho phụ trách ngành Quân giới, kỹ sư Lê Tâm đã sáng chế ra vũ khí bắn đạn lõm, xuyên thủng vỏ xe tăng, xe bọc thép, tàu thủy. Đó là Súng rừng Sác - SS./ Cha đẻ lựu đạn vỏ gang kiểu đập

Thổi bay xe tăng, tàu thủy Pháp

Khác với Việt Bắc có địa hình hiểm trở, có “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, được chọn xây dựng thành An toàn khu (ATK) kháng chiến; chiến trường Nam Bộ với vùng ĐBSCL mênh mông. Những căn cứ U Minh, Ba Thê... như tấm áo hẹp không đủ rộng để che chở cho dân quân Nam Bộ.

Vì thế, lính Pháp thường ngồi trong xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến, nghênh ngang càn quét vùng căn cứ kháng chiến. Mỗi lần xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến của Pháp đi càn, súng trường, súng máy, lựu đạn của ta không thể làm gì được.

Xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến của thực dân Pháp là hiểm họa luôn đe dọa trước mắt. Cần phải hạ những “con quái vật” bằng thép ấy sớm ngày nào hay ngày đấy.

Trằn trọc suy nghĩ nhiều ngày, Trưởng phòng Quân giới Nam Bộ, kỹ sư Lê Tâm đã nghĩ tới một loại súng có sức công phá bằng cỗ đại bác nặng hàng tấn thép. Nòng súng làm bằng ống thép đầu máy xe lửa trông tựa như điếu cày, có thể vác trên vai. Còn trọng lượng nhẹ khoảng 5 đến 10kg.

Việc chế tạo mẫu vũ khí này, điều quan trọng nhất là phải tự chế tạo được đạn lõm. Theo nguyên lý, khi bị kích nổ, đạn lõm tập trung năng lượng vào một luồng, đủ tạo ra sức nóng tới 3.000 độ, áp suất hàng trăm át-mốt-phe, chọc thủng được vỏ thép xe tăng.

Đầu viên đạn lõm to hơn nòng súng, nằm ngoài, chỉ có chuôi đạn nằm trong nòng. Thuốc đẩy viên đạn bay ra phía trước và cùng lúc đẩy khối lùi (có thể tiện bằng gỗ) bay lại phía sau, do đó triệt tiêu lực giật.

Với sự hỗ trợ của các cộng sự: Ngô Văn Năm (Năm Giảnh), Bùi Công Khai, Trần Ngọc Lạc..., kỹ sư Lê Tâm đã chế tạo thành công súng bắn cháy xe tăng mang nhiều thương hiệu khác nhau: SS-A (A: chỉ thế hệ đầu tiên), SSAF (F: loại phá thành, tường công sự), SSAT (T: phá tăng), SSAL (L: lõm)... hay SS-88 (cỡ lớn hơn SS-AT).

Từ trên bờ kênh, các chiến sĩ du kích nấp trong rừng Sác, bắn một quả đạn lõm, đạn chỉ cần bay khoảng 40m là đã có thể va vào thành tàu, nổ tung, vỏ tàu thủng, nước ùa vào, tàu chìm nghỉm!

Mới chạm trán trận đầu tiên, “điếu cày” Việt Nam SS đã “thổi” bay xe tăng, tàu thủy Pháp. Đánh tiếp mấy trận sau, thấy uy lực của SS xuyên thủng vỏ thép như xuyên qua cục bơ, quân viễn chinh Pháp đã chùn bước, không còn dám ngông cuồng như trước.

Đặt tên cho loại vũ khí mới này là SS, kỹ sư Lê Tâm giải nghĩa: Chữ S đầu là súng, chữ S sau là sát (súng sát là súng bắn sát, bắn gần) và cũng có nghĩa là súng rừng Sác.

Kẻ sĩ - người hiền

Sắp bước sang tuổi 95, kỹ sư Lê Tâm vẫn rất minh mẫn. Phút thư giãn, ông lại nâng cây đàn violon kéo những bản nhạc mà ông yêu thích. Tôi ngồi nghe ông kể chuyện, chuyện nghề và cả chuyện đời, mỗi câu chuyện đều pha chất trào phúng, dí dỏm...

13-52-50_img_2288
Phút thư giãn của kĩ sư Lê Tâm

Năm 1921, cụ phó bảng Nguyễn Văn Mại, tự Tiểu Cao, tác giả “Việt Nam phong sử” nổi tiếng là một trong “ngũ bá” (5 nhà Nho hay chữ nhất nước Nam đầu thế kỷ 20), sinh thêm con trai.

Cụ đặt tên là Nguyễn Hy Hiền. Tên ấy được lấy từ trong sách xưa: “Sĩ học hy hiền, hiền hy thánh, thánh hy thiên”, nghĩa là: kẻ sĩ học với hi vọng trở thành người hiền, người hiền hi vọng trở thành thánh nhân, còn bậc thánh nhân thì hi vọng đạt tới mức anh minh, khoan thứ như lồng lộng trời cao!

Từ nhỏ, ông đã học rất giỏi, năm 1939 đỗ đầu tú tài Tây, cả ban toán lẫn ban triết ở Huế. Hội Như Tây du học (một tổ chức khuyến học của triều đình Huế) đã cấp cho ông suất học bổng sang Pháp.

Học bổng này mỗi năm chỉ có một suất cho học sinh nào xuất sắc nhất trong cả ba kỳ Bắc, Trung, Nam. Trước đó, những học sinh miền Trung đã được nhận học bổng này như Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu... Họ đều trở thành những nhà khoa học tài danh của đất nước.

Thi đỗ vào Trường Quốc gia Cầu Ðường, một trong mấy "trường lớn" của nước Pháp. Trước đó, Hoàng Xuân Hãn và Phạm Quang Lễ (Thiếu tướng Trần Ðại Nghĩa) cũng theo học trường này.

Năm 1996, công trình vũ khí SS do kỹ sư Lê Tâm sáng chế trong rừng Sác được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ.

Căng-tin của trường nằm trong khu Latinh, cách Trường Ðại học Sư phạm Paris, nơi Lê Văn Thiêm và Trần Ðức Thảo theo học chỉ vài trăm mét. Hằng ngày, Lê Văn Thiêm, Trần Ðức Thảo, Nguyễn Hy Hiền và Phạm Quang Lễ thường cùng ăn cơm ở căng-tin. Họ cùng chung một quyết tâm học thật giỏi để trở về phục vụ đất nước.

Tháng 12/1946, chiếc tàu thủy chở Nguyễn Hy Hiền từ Pháp về cập bến Sài Gòn sau ngày Toàn quốc kháng chiến. Ở nội đô một thời gian, nhận được hồi âm từ chiến khu, ông rời đô thành vào bưng biền.

Tại chiến khu, tướng Nguyễn Bình giao cho ông phụ trách ngành quân giới Nam Bộ, ông đổi tên Lê Tâm để bảo vệ an toàn cho gia đình đang trong vùng tạm chiếm.

Mặc dù quân giới không phải là chuyên ngành của ông, nhưng trước sự tin cậy của tướng Nguyễn Bình, kỹ sư Lê Tâm đã không phụ lòng của vị tướng huyền thoại này.

Năm 1952, kỹ sư Lê Tâm được điều động ra Việt Bắc. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông về Hà Nội, được cử giữ chức Cục phó Cục Kỹ thuật đường sắt, Chủ nhiệm khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa, Cục trưởng Cục Đo lường, Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), Tổng biên tập Tạp chí Hoạt động Khoa học...

Kỹ sư thủy lợi Nguyễn Ty Niên đã viết về người thầy của mình như sau: “Sự nghiệp của thầy bình dị và tận tụy trong công việc, uyên thâm và khiêm nhường, rất ít nói về mình nhưng ở cương vị nào cũng tận tâm phục vụ”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm