| Hotline: 0983.970.780

'Vua biệt dược" phòng the

Thứ Năm 21/02/2013 , 09:57 (GMT+7)

Mỗi năm chữa vô sinh cho hàng trăm người, mế Tăng Thị Mụi, bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Thanh Hóa được mọi người đặt cho cái tên trìu mến “Vua biệt dược phòng the”.

Mỗi năm chữa vô sinh cho hàng trăm người, mế Tăng Thị Mụi, bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Thanh Hóa được mọi người đặt cho cái tên trìu mến “Vua biệt dược phòng the”.

70 năm bốc thuốc vô sinh

Đã ở cái tuổi 94 nhưng một tháng mế phải lên núi ít nhất vài lần để tìm những cây thuốc chữa bệnh vô sinh cho mọi người. Mế bảo, ở đây không ai biết loại thuốc này cả. Bản thân mế cũng được bố mẹ truyền lại rồi cứ thế lên rừng tìm về mà làm. Nhưng giờ cây thuốc cũng hết dần, có khi mế đi một chuyến mấy ngày mới về.

Trước đây nhà mế ở tận bản Pù Quăn cao chót vót, chính vì vậy người ta không biết đến mế chữa được bệnh vô sinh. Mế chỉ chữa cho anh em trong dòng tộc và dân bản Pù Quăn. Bản Pù Quăn ngày đó chỉ có gần trăm hộ dân, không hiểu sao con cháu trong bản rất khó sinh con. Có gia đình lấy nhau cả chục năm nhưng vẫn không đẻ được đứa nào, vậy mà qua tay mế là được luôn.

Tiếng lành đồn xa, mọi người biết tới mế một nhiều. Cứ ai hiếm con đều tìm đến mế Mụi. Cái nghiệp bốc thuốc vô sinh đã gắn với mế ngót nghét 70 năm nay. Nhưng sự nổi danh của mế được nhiều người từ Bắc chí Nam biết đến là từ khi gia đình mế hưởng ứng cuộc vận động của huyện Mường Lát, cùng với nhiều hộ gia đình khác chuyển xuống nơi ở mới, sát con đường vào thị trấn (bản Hạ Sơn bây giờ).

Khi chúng tôi đến, trong nhà mế đang có một phụ nữ 22 tuổi, trên tay bồng đứa con trai kháu khỉnh. Mế bảo đó là thành quả của loại thảo dược này đấy. Người phụ nữ đó là Triệu Thị Máy, bản Hạ Sơn. Máy kể lấy chồng đã lâu mà không có con. Nhiều lần Máy đi chạy chữa đông y, tây y nhưng chẳng được.


Triệu Thị Máy đang bế đứa con là thành quả của vị thuốc chữa vô sinh

Máy nghe hàng xóm nói sao không xuống mế Mụi xem thế nào. Người dân khắp nơi kéo về nhờ mế chữa đông lắm, biết đâu lại được. Nghe lời hàng xóm, ngày hôm sau Máy xuống nhà mế Mụi hỏi về thuốc chữa bệnh vô sinh. Mế chẳng cần phải khám như bác sĩ, mế chỉ hỏi trong số khám bệnh bác sĩ ghi thế nào? Từ đó mế bốc thuốc, trăm phát trăm trúng.

Uống thuốc của mế liên tục 3 tháng, năm sau Máy mang thai trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Đẻ đứa con trai kháu khỉnh, Máy nhận mế Mụi là người đỡ đầu cho cháu. Tuy hai nhà cách nhau cả chục cây số nhưng hầu như tuần nào Máy cũng bế con xuống nhà mế chơi như người trong một gia đình.

“Thuốc của Mế chỉ là những loại cây trong rừng. Uống hết hai thang đầu trong người đã có cảm giác thay đổi rất nhiều, người khỏe, tinh thần phấn chấn. Đặc biệt là chuyện của phụ nữ được điều tiết một cách dễ dàng”, chị Máy cho biết.

Mới đây mế cũng vừa chữa cho một vị khách ở tận Lâm Đồng. Vị khách là N.M.T, hai vợ chồng anh lấy nhau đã 7 năm nhưng không có con. Anh T có quen một vị cán bộ biên phòng tại Mường Lát và được anh giới thiệu đến.

Vừa bước chân vào nhà, mế nhìn người khách lạ và nói: Bệnh này không cần phải khám đâu. Nghe xong câu nói anh T lặng người vì tưởng mế nói như vậy là vô phương cứu chữa. Xong mế Mụi lại nói tiếp, anh đọc kết quả những lần đi khám ở bệnh viện xem bác sĩ nói thế nào. "Tinh trùng của cháu loãng, không đủ để đậu thai", anh T nói.

Mế cười hiền, để ta cho thuốc về uống. Cách thức chữa bệnh của mế Mụi cũng rất đơn giản. Mế bảo, bất kỳ ai đến đây mế cũng chia thành ba nguyên nhân. Thứ nhất là do chồng, thứ hai là do vợ và thứ ba là do… cả hai.

Mế Mụi bảo, mế không ghi chép nổi xem đã bao nhiêu người đến đây nhờ chữa bệnh, nhưng số lượng người gọi điện đến cảm ơn thì nhiều. Nhiều đến mức mà mế không thể nghe xuể. Mế phải sắm cả một chiếc điện thoại di động cho đứa cháu để nó trả lời hộ.

Những vị thuốc bí truyền

Ngồi kể chuyện cho chúng tôi về biệt tài chữa bệnh vô sinh của mình, mế bảo các chú uống thử loại thuốc này xem có ngon không nhé? Rồi mế bảo con dâu vào trong bếp lôi ra một bình rượu trong đó ngâm toàn thân cây. Rót ra một cái bát nhỏ, mế bảo uống thử.

Trong cái vị cay nồng của rượu, khi nuốt vào cổ họng lại trở nên mát rượi kèm theo vị chát của cây rừng. Mế khoe: “Đó là loại cây mế đi lấy trên rừng đó. Loại thuốc này uống chữa được nhiều bệnh, nhất là cho người bị cao huyết áp và uống để bồi bổ sức khỏe”.

Uống xong bát rượu, mế giới thiệu cho chúng tôi thuốc chữa vô sinh bí truyền. Mỗi thang thuốc thường có ba loại thảo dược bao gồm rễ cây, thân cây và hoa. Những loại cây này được mế tìm về từ những dãy núi xa tít mù tắp. Hướng mắt về phía dãy núi xa xăm, mế bắt đầu kể về hành trình với nghề bốc thuốc của mình.


Mế Mụi đang truyền lại nghề thuốc bí truyền cho con dâu

Theo mế Mụi thì ngày trước những loại cây thuốc này dễ tìm lắm. Tuy nhiên càng ngày càng hiếm vì nhiều người làm nghề bốc thuốc nam săn tìm, thậm chí còn nhập sang cả Trung Quốc. Bây giờ muốn tìm được thuốc mế phải đi vào rừng xa, đi bộ cả ngày đường. Trong thang thuốc của mế Mụi, có thể thay thế được ở vài ba vị nhưng dứt khoát không thể thiếu củ nâu sần, thân cây Pằn Pắn và hoa Du Dẻ.

“Đó là ba vị thuốc chủ lực không thể thiếu để dung hòa và đóng vai trò kết nối với tác dụng của ba vị thuốc còn lại. Nếu chỉ thiếu một trong ba vị thì dứt khoát không thể thành công. Ba loại dược liệu đó cũng đặc trưng cho ba vị chủ đạo của thang thuốc tạo nên tên tuổi mế bây giờ. Nâu sần (vị đắng), cây Pằn Pắn (vị chát) và hoa Du Dẻ (vị ngọt)”, mế Mụi cho biết.

Trước khi người bệnh uống thuốc phải tuyệt đối kiêng ăn các chất tanh như: tôm, cua, cá, hải sản, kiêng lạnh; hạn chế uống rượu và ăn thịt chó.

“Dọc đường lên Mường Lát qua các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa… rất nhiều người bán thuốc vô sinh lấy tên “thuốc vô sinh mế Mụi”. Thực tế thuốc này không phải thuốc của mế. Họ lợi dụng vào cái tên mế để bán thuốc. Hiện nay mế chưa truyền lại nghề cho ai ngoài con dâu đang ở cùng mế. Nên mỗi khi có ai cần đến bài thuốc này, nếu không để ý rất dễ mua phải thuốc giả”, mế Mụi cho biết.

Khi có kế hoạch cho việc sinh con, vợ chồng phải tránh gần gũi một tuần lễ. Vì theo mế, đó là giai đoạn chuẩn bị "lực lượng tinh nhuệ" cho trận đánh then chốt. Trung bình một lượt điều trị kéo dài hai tháng, nếu lâu thì bốn tháng là "chiến dịch" kết thúc.

Mế bảo, ta làm cái nghề này là vì cái tâm. Nếu vì tiền thì chắc hơn 70 năm qua ta đã là tỉ phú của núi rừng này rồi. Người đến chữa bệnh mế không hề ép phải mua cái này cái nọ. Mế chỉ lấy tiền công, mỗi thang thuốc vỏn vẹn một trăm ngàn đồng. Thậm chí có những cặp vợ chồng nghèo quá, nhưng đã mấy năm nay không có con họ chỉ mang con gà, chai rượu đến biếu mế là mế cũng sẵn sàng giúp đỡ.

“Mỗi lần mế chữa được cho người nào là họ lại đến cảm ơn. Có những gia đình sau khi có con mang cả đống tiền biếu mế mà mế không nhận. Mế chỉ làm bằng tất cả cái tâm của mình”, mế tâm sự.

Giờ đôi chân mế đã mỏi, không thường xuyên lên núi tìm cây thuốc được. Một tháng mế cùng đứa con dâu may ra chỉ lên được đôi ba lần. Mế bảo, việc lớn nhất mấy năm nay mế đang làm là lên rừng cùng cô con dâu để truyền lại nghề cho nó. Giờ đứa con dâu của mế đã học được hết bài thuốc và trở thành người bốc chính của gia đình khi mế về với ông bà tổ tiên.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm