| Hotline: 0983.970.780

'Vương quốc quýt hồng Lai Vung' về đích nông thôn mới

Thứ Sáu 08/03/2024 , 09:08 (GMT+7)

Xác định xây dựng NTM là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng NTM.

Huyện Lai Vung tập trung phát triển các ngành chủ lực như lúa, rau màu, cây ăn trái (chủ lực là cây có múi) và hoa kiểng theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung, theo chuỗi giá trị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Huyện Lai Vung tập trung phát triển các ngành chủ lực như lúa, rau màu, cây ăn trái (chủ lực là cây có múi) và hoa kiểng theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung, theo chuỗi giá trị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã qua một chặng đường hơn 12 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lai Vung đã nỗ lực không ngừng, tập trung thực hiện hoàn thành các tiêu chí xã, huyện NTM và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Kết cấu hạ tầng thiết yếu ở địa phương được đầu tư tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Còn các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2023 đạt 63,976 triệu đồng/người/năm, tăng 47,116 triệu đồng so với năm 2011 là 16,86 triệu đồng/người/năm.

Hiện tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm mạnh chỉ còn 2,3%, những mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng an toàn hiệu quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, cảnh quan môi trường được quan tâm sáng – xanh – sạch đẹp hơn. Về hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đến nay, trên địa bàn huyện có 11/11 xã đạt chuẩn xã NTM, 2 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao và 1 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Nhờ những kết quả đó, Lai Vung đã phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2023.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trao giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống 'Nghề làm nem Lai Vung' góp phần vào xây dựng NTM cho huyện. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trao giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống “Nghề làm nem Lai Vung” góp phần vào xây dựng NTM cho huyện. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Lai Vung cho biết: Xác định xây dựng NTM là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, huyện đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng NTM. Nhiều năm qua, huyện Lai Vung quyết liệt thực hiện Chương trình xây dựng NTM, từ đó đã giúp cho bộ mặt nông thôn ở Lai Vung có nhiều chuyển biến tích cực.

Đặc biệt, nhờ nâng cao nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của người dân trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng NTM gắn tái cơ cấu nông nghiệp và giảm nghèo bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp, chuyển mạnh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Là vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu quanh năm có nước ngọt, hệ thống sông rạch đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống giao thông thủy, bộ đảm bảo giao thương và sản xuất của người dân. Từ đó giúp cho địa phương tập trung xây dựng các chuỗi ngành hàng chủ lực, có tiềm năng, thế mạnh, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phát triển nông nghiệp giúp cho nông dân giàu có, tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tự lực vươn lên trong cuộc sống, làm giàu chính đáng và đóng góp vào tăng trưởng.

Ông Huỳnh Minh Trí, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lai Vung cho biết: Để góp phần xây dựng NTM của huyện sớm về đích, ngành nông nghiệp địa phương luôn quan tâm đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đã tập trung phát triển các ngành chủ lực như lúa, rau màu, cây ăn trái (chủ lực là cây có múi) và hoa kiểng theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung, theo chuỗi giá trị và từng bước tiêu chuẩn hóa hệ thống nuôi trồng gắn với mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.

Hình thành và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, qua đó các HTX thực hiện liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ với các doanh nghiệp ổn định, giá trị tăng thêm từ việc thực hiện các chuỗi liên kết từ 12 - 15 triệu đồng/ha.

Nem Lai Vung là đặc sản nổi tiếng của địa phương đã đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nem Lai Vung là đặc sản nổi tiếng của địa phương đã đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn, hướng dẫn người dân sản xuất theo hướng VietGAP, an toàn thực phẩm và cấp mã số vùng trồng. Diện tích sản xuất cây ăn trái, rau màu theo quy trình VietGAP, diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đã được cấp giấy chứng nhận 366ha, có 124 vùng trồng được cấp mã số với diện tích 5.743 ha. Ngoài ra, huyện đã xây dựng được 3 nhãn hiệu nông sản cụ thể gồm quýt hồng Lai Vung, Cam xoàn Lai Vung, Quýt đường Lai Vung và Nem Lai Vung trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Từ các sản phẩm của địa phương, đến cuối năm 2023 huyện đã phát triển được 36 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-4 sao trở lên. Bên cạnh đó, nhiều nhà vườn đã mở cửa đón khách tham quan các vườn cây ăn trái, nhất là quýt hồng vào dịp Tết để nâng cao giá trị tăng thêm.

  • Tags:
Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng. 

5 điểm bán sản phẩm OCOP phục vụ giỏ quà tết tại Kiên Giang

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến nay đã thành lập được 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, với hàng trăm giỏ quà tết được tiêu thụ mỗi ngày.