| Hotline: 0983.970.780

Xã hội hóa, huy động tổng hợp nguồn lực cho công tác khuyến nông

Thứ Năm 23/03/2023 , 07:45 (GMT+7)

Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, hoạt động khuyến nông sẽ mở rộng hợp tác công - tư, thực hiện xã hội hóa các nguồn lực cùng tham gia.

Năm 2023 cũng như những năm tiếp theo, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) định hướng hoạt động trọng tâm là nâng cao hiệu quả các dự án khuyến nông trung ương; đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ khuyến nông, huy động sự vào cuộc, tham gia triển khai và góp vốn đối ứng từ các doanh nghiệp, đối tác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước và đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, lan tỏa của các dự án, mô hình khuyến nông.

cdml1

Hoạt động khuyến nông đang ngày càng đổi mới mạnh mẽ theo hướng hợp tác công - tư với các doanh nghiệp nhằm huy động nhiều nguồn lực xã hội. Ảnh: LHV.

Đồng thời, đổi mới nội dung và phương pháp triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông; đào tạo huấn luyện khuyến nông theo hướng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp; gắn với các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, cây con chủ lực; tăng cường ứng dụng công nghệ thông minh, công nghệ số, công nghệ 4.0.

Cùng với đó, tiếp tục đề xuất củng cố phát triển hệ thống tổ chức, tăng cường năng lực cho khuyến nông các cấp, trọng tâm là cấp trung ương và cấp cơ sở theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu nhiệm vụ.

Mặt khác, chủ động và tích cực đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông; mở rộng hợp tác, hợp tác công tư PPP, thực hiện xã hội hóa các nguồn lực tham gia hoạt động khuyến nông.

Trong năm 2023, Trung tâm KNQG sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai dự án khuyến nông theo hướng tập trung vào các sản phẩm chủ lực, phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa tập trung ổn định, quy mô lớn phục vụ chế biến và xuất khẩu gắn với các tổ khuyến nông cộng đồng.

Hoạt động khuyến nông sẽ gắn với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng nhằm khai thác và phát huy lợi thế từng vùng miền, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới…

1626

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai dự án khuyến nông theo hướng tập trung vào các sản phẩm chủ lực, phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường. Ảnh: TL.

Xây dựng và phát triển mô hình ứng dụng cơ giới hoá đồng bộ, giảm chi phí sản xuất và tổn thất sau thu hoạch đối với các sản phẩm chủ lực (từ sản xuất - thu hoạch - bảo quản - chế biến, chế biến sâu)..., chú trọng sử dụng các sản phẩm phụ.

Xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đối với các sản phẩm chủ lực và ứng dụng công nghệ sinh học trong sử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu phục vụ kinh tế tuần hoàn và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm OCOP.

Các mô hình, dự án khuyến nông sẽ gắn với việc cấp mã số vùng trồng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận, gắn truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ...

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trung ương trong thời gian tới, Trung tâm KNQG đề xuất Bộ NN-PTNT tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các hoạt động khuyến nông. Đồng thời tăng kinh phí đầu tư cho khuyến nông nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu và phục vụ định hướng phát triển của ngành.

Bên cạnh đó, Trung tâm đề xuất Bộ phê duyệt cơ chế đặc thù đối với một số hoạt động thông tin tuyên truyền (ấn phẩm, truyền thông đại chúng) để có thể triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm, bảo đảm thông tin liên tục, hiệu quả.

Trung tâm KNQG cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT xét duyệt tổ chức chủ trì và chủ nhiệm dự án thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động khuyến nông, bởi trong thời gian qua có nhiều doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội tham gia hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên, một số tổ chức thiếu kinh nghiệm và năng lực tổ chức nên một số dự án không thể thực hiện, thực hiện không đúng, không đảm bảo quy định nên đã phải điều chỉnh tổ chức chủ trì, dừng thực hiện.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Tiền Giang phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sau phát động, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa thành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi Đề án.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.