| Hotline: 0983.970.780

Xác người chết vì Ebola bị ném la liệt ngoài đường

Thứ Năm 14/08/2014 , 09:30 (GMT+7)

Thi thể một người đàn ông nằm chỏng chơ trên đường phố Liberia đang bốc mùi, phân hủy trước sự chứng kiến của cả người lớn lẫn trẻ em. Đó chỉ là một trong số hàng chục nạn nhân chết vì Ebola bị ném ra đường./ Những người dũng cảm nhất thế giới

Theo các quan chức Liberia, hiện tượng này xảy ra vì đa số thân nhân người chết lo sợ để xác trong nhà. Sở dĩ như vậy vì theo quy định mới nhất của chính phủ phải khử trùng nơi nạn nhân ở, giám sát và cách ly người thân, điều đó làm các thành viên khác lo sợ.

Người dân coi cách ly là "bẫy"

Ở thủ đô Monrovia, Liberia người ta thấy các xác chết được lén lút kéo ra đường nhiều hơn là xử lý bằng các biện pháp khẩn cấp trước khi cơ quan chức năng có mặt. Quân đội đã được triển khai để cách ly các khu vực bị ảnh hưởng, trong khi lực lượng an táng của chính phủ đi thu hồi các xác chết bị ném ra đường về hỏa táng.

Với tỉ lệ tử vong lên đến 90%, người dân châu Phi mặc định xem khu cách ly là một cái bẫy, nơi mà đã vào thì chỉ có cái chết chờ đón. Vì thế, họ sẵn sàng đem xác người thân ra đường, tránh bị cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp an toàn.

Bộ trưởng Thông tin Liberia, ông Lewis Brown, nói người thân của nạn nhân làm mọi cách để tránh bị kiểm tra, nhưng điều đó đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm Ebola khi mà các xác chết nằm la liệt trên đường.

Lewis nói với Reuters: “Họ đang tự đưa mình vào nguy cơ lây nhiễm. Cái chúng tôi cần chỉ là người dân gọi cơ quan chức năng đến để đưa những cái xác đi, phần còn lại chúng tôi sẽ lo liệu”.

Ngoài ra, vị bộ trưởng cũng cho biết chính quyền quốc gia Tây Phi này quyết định sẽ làm mọi điều trong khả năng để "ngăn chặn người dân tìm cách trốn khỏi các khu vực nhiễm bệnh". Lewis hi vọng người dân sẽ hợp tác và chính phủ sẽ không cần huy động đến các lực lượng cứng rắn.

Nghi ngờ bị... ma ám

Không chỉ tìm cách đưa xác người thân ra đường sau khi chết vì Ebola, những người dân ở Liberia còn sợ cơ quan chức năng đến nỗi lén lút tìm cách chăm sóc cho người bệnh mà nhất quyết không báo cáo, tăng khả năng lây lan lên rất cao.

Trợ lý Bộ trưởng Y tế Liberia - Tolbert Nyenswah cho biết sự bùng nổ của Ebola kèm theo những xác chết nằm la liệt trên đường phố và số người nhiễm tăng cao đã khiến nhiều bệnh viện ở đây phải đóng cửa vì nhiều nhân viên lo sợ bị lây nhiễm.

Các cơ sở y tế đôi khi cũng có thể trở thành ổ dịch nếu không được thực hiện đúng các quy trình an toàn. Trong khi đó, người dân vẫn không có thái độ tích cực trong việc hợp tác xử lý nạn nhân. Cách họ giấu giếm người bị bệnh đã gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý.

Bên cạnh đó, trợ lý bộ trưởng Tolbert cũng tiết lộ về những lời đồn đại trong cộng đồng dân địa phương. Họ cho rằng Ebola không phải là một loại dịch bệnh nguy hiểm mà đó là những người bị ma ám, các bác sĩ sẽ chẳng giúp được gì mà người cần tìm đến là các phù thủy, họ sẽ chữa bệnh bằng việc cầu nguyện hay bùa chú.

Thậm chí, có những thông tin còn khẳng định rằng, đây chỉ là một trò bịp bợm của chính phủ để đe dọa và kiểm soát người dân.

Có lần, các nhân viên y tế phải đến thị trấn Clara, ngoại ô thủ đô Monrovia để thu dọn 2 thi thể của nạn nhân nghi chết vì Ebola đã bị vứt ngoài đường trong 4 ngày mà không ai báo cáo cho các cơ sở y tế.

Nema Red, một người dân ở Clara cho biết 2 người đàn ông này chết trên đường với các triệu chứng của Ebola như chảy máu hay nôn mửa. Ông kể lại: “Hai người này đã cầu cứu để được đem đến bệnh viện, nhưng người dân chúng tôi quá sợ hãi và đã bỏ chạy... họ đã bị bỏ rơi và chết trên mặt đường”.

Nhân viên y tế hoảng loạn

Tolbert nói với các phóng viên Telegraph rằng 95% các cơ sở y tế của Liberia đã bị phá hủy trong cuộc nội chiến, xảy ra vào những năm 1990 ở đây. “Các cơ sở y tế vẫn còn quá yếu để đối phó với một thách thức lớn như đại dịch Ebola”, trợ lý bộ trưởng cho hay.

13-39-02_bi-4-nh-2
Các nhân viên y tế với trang bị bảo hộ đi xử lý các xác chết bị bỏ rơi

Ông cho rằng Liberia đang cần thêm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế trong một đại dịch nguy hiểm như thế này. “Ebola là một vấn đề y tế toàn cầu, đang vượt qua tầm kiểm soát và quá sức với hệ thống y tế nghèo nàn và bị chiến tranh phá hoại như của chúng tôi”, Tolbert nói.

Nhiều nhân viên y tế Liberia sợ hãi khi phải quay trở lại làm việc trong thời gian hiện nay. Họ không thể phân biệt rõ ràng người nhiễm Ebola do những triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này lúc ban đầu rất bình thường, rất khó phòng tránh.

Điều đó dẫn đến việc các nhân viên y tế yêu cầu được trang bị đầy đủ quần áo và trang bị bảo hộ. Nhưng trên thực tế, nguồn lực chỉ cho phép cung cấp cho những người làm việc trong khu cách ly, 100% bệnh nhân đều đã được xác định nhiễm Ebola.

Tolbert cho biết: “Một số nhân viên y tế đang hoảng loạn và vì thế rất khó thuyết phục họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó, chúng tôi không thể trang bị tất cả quần áo, thiết bị bảo hộ cho mọi cơ sở trong cả nước”.

Sẽ đưa vắc xin thử nghiệm đến Liberia

Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, ngày 11/8 công bố số liệu cho thấy dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của 1.013 người và 1.848 người nhiễm virus Ebola.

Mỹ và WHO sẽ gửi vắc xin thử nghiệm cho Liberia vào cuối tuần này. Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết WHO tuyên bố như vậy.

Hiện nay, các đơn vị cách ly đặc biệt đã được thiết lập ở nhiều nước khác bao gồm Nam Phi, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Serbia, và Bosnia để đối phó với bất kỳ ca bệnh nào.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm