| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế

Thứ Hai 29/07/2024 , 20:23 (GMT+7)

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) và các đơn vị thuộc Cục Thú y thực hiện trong các tháng cuối năm 2024.

Bộ NN-PTNT ghi nhận và đánh giá cao cố gắng của toàn ngành thú y và Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, rất toàn diện, từng bước đi sâu vào thực tiễn, có chuyển biến tích cực và đạt được các kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2024.

Cụ thể, Cục Thú y tham mưu để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo rất kịp thời, hiệu quả về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm soát, ngăn chặn nhập lậu động vật, sản phẩm động vật.

Đồng thời tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện. Kịp thời tham mưu, trình Bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo trong công tác thú y.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học của Công ty TNHH MTV Giống vật nuôi Amafarm tại Hải Dương. Ảnh: Hồng Thắm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thăm trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học của Công ty TNHH MTV Giống vật nuôi Amafarm tại Hải Dương. Ảnh: Hồng Thắm.

Tiếp tục kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển, tuy có sự gia tăng bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ giữa tháng 5/2024.

Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tiếp tục được rà soát, kiểm tra chặt chẽ, kết hợp tham mưu, chỉ đạo công tác phòng, chống nhập lậu động vật, sản phẩm động vật. Kịp thời giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong thủ tục công bố hợp quy thuốc thú y cho các doanh nghiệp.

Hợp tác quốc tế, đàm phán thú y để thúc đẩy xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, công tác thanh tra, kiểm tra, cải cách hành chính đã có chuyển biến rõ rệt, có nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm 2024, toàn ngành thú y, Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục cần quyết tâm, tập trung triển khai, bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong cả năm, đặc biệt cần tập trung tham mưu kịp thời, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh cúm gia cầm, bệnh dại, dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, dịch bệnh trên thủy sản nuôi, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và quản lý thuốc thú y.

Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, tập trung kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, tổ chức tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung vacxin phòng bệnh, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm trên động vật như cúm gia cầm, dại, dịch tả lợn Châu Phi, các bệnh truyền lây giữa động vật và người... theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT.

Chủ động triển khai công tác giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để lây lan trên diện rộng.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổ chức triển khai thực hiện 6 Chương trình, Kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh động vật; báo cáo đầy đủ, chính xác số liệu dịch bệnh động vật theo đúng quy định, để phát hiện, cảnh báo và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời.

Tham mưu chỉ đạo, tổ chức xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt các vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới, theo thỏa thuận đã ký với Trung Quốc và tỉnh Quảng Tây.

Đồng thời, với công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản; triển khai giám sát chủ động, cảnh báo, điều tra, xử lý ổ dịch nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Bộ NNN-PTNT chỉ đạo Cục Thú y triển khai giám sát chủ động, cảnh báo, điều tra, xử lý ổ dịch nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Ảnh: Hồng Thắm.

Bộ NNN-PTNT chỉ đạo Cục Thú y triển khai giám sát chủ động, cảnh báo, điều tra, xử lý ổ dịch nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Ảnh: Hồng Thắm.

Hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong nuôi trồng thủy sản.

Thành lập các Đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản tại một số tỉnh, thành phố để nắm rõ thực trạng, đề xuất giải pháp chỉ đạo các địa phương báo cáo rõ số liệu dịch bệnh, tren cơ sở đó, phân tích, đánh giá và kịp thời đề xuất các giải pháp hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản các tháng cuối năm 2024 trong quý III/2024.

Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp xây dựng thành công các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.

Theo báo cáo của Cục Thú y, lũy kế đến nay, cả nước có 1.930 cơ sở, vùng được chứng nhận an toàn dịch bệnh tại 60 tỉnh, thành phố. Cụ thể, có 800 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên gia cầm; 1.078 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên gia súc; và có 52 vùng an toàn dịch bệnh với bệnh dại.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng 6,3%

Ngày 26/12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.