| Hotline: 0983.970.780

Hành động giảm rác thải nhựa trong ngành thủy sản

Thứ Sáu 25/09/2020 , 12:28 (GMT+7)

Ngày 25/9, tại TP Hạ Long diễn ra hội thảo “Quản lý rác thái nhựa đại dương hướng tới bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sống của các loài thủy hải sản”.

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa IUCN và Tổng cục Thủy sản được thực hiện trong giai đoạn 2020-2025. Ảnh: Anh Thắng.

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa IUCN và Tổng cục Thủy sản được thực hiện trong giai đoạn 2020-2025. Ảnh: Anh Thắng.

Sự kiện do Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (Greenhub) tổ chức.

Nhiễm rác thải nhựa đại dương là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay. Việt Nam là nước đứng thứ 4 trên thế giới có lượng rác thải nhựa quản lý chưa hiệu quả với tổng lượng rác thải nhựa ra đại dương ước tính từ 0.28- 0.73 triệu tấn mỗi năm (Jambeck, 2015).

Rác thải nhựa đang gây ra những mối nguy hiểm nghiêm trọng cho các loài sinh vật biển. Hiện có khoảng 70% mảnh nhựa lớn trên biển và 46% đảo rác lớn trong khu vực Thái Bình Dương đuợc hình thành từ các ngư cụ, mỗi năm trên thế giới có khoảng 640.000 tấn ngư cụ bị bỏ lại trên biển.

Trọng tâm của hội thảo lần này là thảo luận các quan hệ đối tác nhằm hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động giảm ô nhiễm rác thải nhựa từ ngành thủy sản, chia sẻ kinh nghiệm địa phương trong công tác quản lý rác thải nhựa và hướng tới những cam két tự nguyện nhằm giảm thiểu rác thải nhựa từ ngành thủy hải sản.

Trước đó, vào ngày 4/12/2018, Thủ tướng đã phê duyệt Quyết định số 1746/QĐ-TTg về Kế hoạch Hành động quốc gia quản lý rác thải nhựa đại dương bao gồm các mục tiêu cụ thể vào năm 2030 như sau: khoảng 75% luợng rác thái nhựa được giảm; 100% lưới đánh cá bị thất lạc hoặc bỏ đi sẽ được thu gom; 100% các vùng ven bien, các điêm du lich, cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch khác không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần..

Hội thảo diễn ra lễ ký kết "Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa IUCN và Tổng cục Thủy sản" được thực hiện trong giai đoạn 2020-2025, tập trung vào 5 lĩnh vực, bao gồm: Triển khai thực hiện kế hoạch hành động về bảo tồn rủa biển đến năm 2025; Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các khu bảo tồn biển; Hỗ trợ cải thiện khung pháp lý và thiết lập cơ sở khoa học cho quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản; Quản lý và bảo tồn các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiêm; Quản lý hệ sinh thái, môi trường sống của các loài thủy sản.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm