| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất nông sản vùng ĐBSCL tại Cần Thơ

Thứ Hai 11/07/2022 , 19:40 (GMT+7)

Mục tiêu đến năm 2030, Trung tâm trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, có chức năng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL...

Hội nghị Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội nghị Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại

Ngày 11/7, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ.

Theo đó, đặt ra mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL lên tầm cao mới, hướng tới một nền kinh tế nông nghiệp phát triển, hiện đại, xuyên suốt từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, xuất khẩu với TP. Cần Thơ là trung tâm động lực của vùng.

Cụ thể, đến năm 2025 sẽ hình thành Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ với mục tiêu “Một điểm đến đa dịch vụ. Hoàn thành các hạng mục cơ bản phục vụ xuất khẩu (gồm hệ thống các kho lạnh, kho ngoại quan, ICD, hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu qua đường hàng không và đường biển).

Đồng thời, thu hút các nhà đầu tư nắm giữ công nghệ cao vào lĩnh vực chế biến sâu cho nông thuỷ sản chủ yếu của vùng. Xây dựng được mô hình tiêu thụ nông sản tiên tiến trên ứng dụng công nghệ số. Hình thành những phân khu hạt nhân của Trung tâm (sản xuất, chế biến sâu, tiêu thụ và xuất khẩu, sàn giao dịch, đấu giá nông sản và khu phi thuế quan.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, cần cân nhắc việc đặt Trung tâm gần cảng biển để thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, cần cân nhắc việc đặt Trung tâm gần cảng biển để thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mục tiêu đến năm 2030, Trung tâm trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ĐBSCL, thực hiện đầy đủ chức năng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL với vai trò dẫn dắt, kết nối các trung tâm đầu mối khác của vùng. Hoàn chỉnh tất cả các phân khu chức năng của Trung tâm trên diện tích mở rộng theo quy hoạch.

Tầm nhìn đến năm 2050, Trung tâm trở thành hạt nhân của đô thị sân bay với công nghệ thông minh, đầu mối của chuỗi các “Trung tâm sản xuất, chế biến, tiêu thụ thông minh” toàn vùng vận hành theo nguyên lý thông minh trình độ cao.

Gợi mở ý kiến về vị trí của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, cần cân nhắc việc đặt Trung tâm gần cảng biển để thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản. Chủ yếu nông sản đều đi đường biển vì đi đường hàng không chi phí rất cao, dẫn đến lợi nhuận của người nông dân bị giảm đi.

Đề án đặt ra mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL lên tầm cao mới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đề án đặt ra mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL lên tầm cao mới. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Việc xây dựng Trung tâm rất cần thiết cho vùng ĐBSCL nên cần nhiều những ý kiến gợi mở, xây dựng để Cần Thơ tiếp thu. Theo đó, Trung tâm cần được xây dựng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, cần xoay quanh những vấn đề nông sản mang tính chất theo mùa vụ của ngành nông nghiệp như vùng nguyên liệu, logistics, kết nối, chất lượng nông sản, hàng hóa…”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam chia sẻ.

Liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng

Theo dự thảo của Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ, Trung tâm sẽ liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong vùng, thu hút các nhà đầu tư nắm giữ các quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, sản xuất những công cụ, phương tiện, vật tư, thiết bị có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp số ở ĐBSCL để cung cấp và chuyển giao công nghệ, quy trình cho các cơ sở sản xuất trong toàn vùng.

Trung tâm sẽ liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong vùng, thu hút các nhà đầu tư nắm giữ các quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trung tâm sẽ liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong vùng, thu hút các nhà đầu tư nắm giữ các quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Ảnh: Phạm Hiếu.

Với chức năng liên kết chế biến, Trung tâm sẽ thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp chế biến nông sản ứng dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, các địa phương liên kết với các doanh nghiệp chế biến tại trung tâm để tận dụng tối đa những phế thải của nơi này thành đầu vào sản xuất cho nơi khác, tận dụng lao động của vùng nguyên liệu cho những công đoạn chế biến thô và chuyển sản phẩm sơ chế về cơ sở chế biến tinh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Chức năng liên kết tiêu thụ của Trung tâm hướng tới việc liên kết cùng các trung tâm đầu mối khác trong vùng ĐBSCL phối hợp tổ chức và khai thông các kênh tiêu thụ, là cầu nối tin cậy đưa nông sản ĐBSCL xuất khẩu ra thị trường quốc tế và thị trường trong nước; mời gọi các nhà cung cấp giải pháp công nghệ cao, công nghệ số trong tổ chức xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, Trung tâm sẽ có vị trí thuận lợi cho cả đường hàng không, đường bộ và đường thủy. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, Trung tâm sẽ có vị trí thuận lợi cho cả đường hàng không, đường bộ và đường thủy. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tiếp nhận những ý kiến đóng góp tại Hội nghị, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, cho biết, vị trí của Trung tâm dự kiến sẽ được đặt gần Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, gần trục đường vành đai phía Tây, cách cảng biển khoảng 4 km.

“Thời gian tới, vị trí của Trung tâm sẽ có đường cao tốc. Với những kết nối về mặt giao thông, vận tải, vị trí của Trung tâm sẽ thuận lợi cho cả đường hàng không, đường bộ và đường thủy”, ông Dương Tấn Hiển cho hay.

Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ cho biết, mô hình hoạt động của Trung tâm sẽ tương tự mô hình quản lý một khu công nghiệp, còn chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm vẫn xoay quanh những hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm sẽ xoay quanh những hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Ảnh: Phạm Hiếu,

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm sẽ xoay quanh những hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Ảnh: Phạm Hiếu,

“Mong muốn của TP. Cần Thơ là bổ sung thêm một số dịch vụ phụ trợ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản của Trung tâm”, ông Dương Tấn Hiển chia sẻ.

Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ có 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, đó là khai thông các luồng vận tải hàng hóa (đường thuỷ, bộ, hàng không và biển); Thông quan bằng việc xây dựng theo mô hình cảng cạn kiểm hóa hiện đại ICD Cần Thơ, các kho ngoại quan, khu phi thuế quan; Xử lý và bảo quản nông sản thông qua các giải pháp bảo quản an toàn, xây dựng và bố trí các kho lạnh; Thúc đẩy phát triển cộng đồng doanh nghiệp ĐBSCL; Quảng bá, tiếp thị, xây dựng thương hiệu nông sản ĐBSCL.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.