| Hotline: 0983.970.780

Xóa dần tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em

Chủ Nhật 14/11/2021 , 22:20 (GMT+7)

Chất lượng cuộc sống được nâng lên, các hoạt động truyền thông dinh dưỡng được mở rộng đã giúp giảm dần tỷ lệ duy dinh dưỡng của trẻ em ở Tuyên Quang.

So với mặt bằng chung của các tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Tuyên Quang thấp hơn rất nhiều. Ảnh: Đào Thanh.

So với mặt bằng chung của các tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Tuyên Quang thấp hơn rất nhiều. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, hiện nay toàn tỉnh có 67.102 trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có hơn 26.400 trẻ em dưới 2 tuổi. Mấy năm trở lại đây, thu nhập bình quân đầu người của người dân tăng cao, các hoạt động truyền thông dinh dưỡng được mở rộng tới các tầng lớp nhân dân đặc biệt là đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ trẻ em nên tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ đã giảm hẳn.

Cụ thể, đến nay tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng về cân nặng chiếm 13,1%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng về chiều cao là 15,7%; tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng về cân nặng chiếm 8,4%... So với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam vẫn trên 22%, con số này ở miền núi phía Bắc là 27% thì tình hình ở Tuyên Quang khá khởi sắc.

Một trong những thành công trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở Tuyên Quang đó là việc truyền thông dinh dưỡng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện 44 buổi tuyên truyền về nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho gần 1.000 đối tượng là bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ; truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên đài phát thanh xã, phường, thị trấn, thôn bản được hơn 2.100 buổi.

Hàng năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang cũng tổ chức các lớp thực hành dinh dưỡng. Tại các lớp này, cán bộ dinh dưỡng sẽ nói chuyện, tư vấn cho các đối tượng cách chăm sóc trẻ đúng cách; cho ăn khẩu phần ăn, các loại thịt, trứng, rau, củ quả, cách nấu như thế nào đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

Tuy có nhiều cải thiện song tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại vùng sâu, vùng xa ở Tuyên Quang vẫn còn khá cao. Ảnh: Đào Thanh.

Tuy có nhiều cải thiện song tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại vùng sâu, vùng xa ở Tuyên Quang vẫn còn khá cao. Ảnh: Đào Thanh.

Chị Đào Thị Phượng ở thôn Thanh Bình, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương cho biết, chị có con nhỏ 2 tuổi. Để con không bị suy dinh dưỡng các thể, chị tích cực tìm hiểu để nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển về tầm vóc, thể chất và trí tuệ của trẻ.

Qua công tác truyền thông và tự tìm hiểu, chị Phương biết được cách chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ, dinh dưỡng cho bà mẹ có thai và cho con bú, nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành kỹ thuật chế biến và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì. Trong 6 tháng đầu đời, chị nuôi cháu hoàn toàn bằng sữa mẹ. Những tháng sau đó, chị sử dụng các sản phẩm thực phẩm có chứa hoặc đã bổ sung vi chất dinh dưỡng; phòng, chống thiếu Vitamin A, thiếu máu dinh dưỡng và thiếu hụt i-ốt.

Cùng với truyền thông dinh dưỡng, ngành Y tế tỉnh Tuyên Quang cũng tiếp tục nâng cao chất lượng khám, tư vấn tại Phòng khám tư vấn dinh dưỡng của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh và các huyện, thành phố; tổ chức khám, tư vấn cho các bà mẹ có thai và bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Khoa Chăm sóc sức khoẻ trẻ em của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh; tổ chức các đoàn giám sát hỗ trợ về công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em phòng chống suy dinh dưỡng tại các xã, phường theo kế hoạch; cấp vật tư, trang thiết bị cho tuyến cơ sở để phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng. 

Đến nay, tại các huyện, thành phố số phụ nữ sinh đẻ từ 15 đến 49 tuổi hiện đang được uống viên sắt, đa vi chất là 133.000 người; số phụ nữ mang thai hiện đang được uống viên sắt, đa vi chất là 9.800 người; số trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng các thể được cộng tác viên dinh dưỡng, y tế thôn bản, cán bộ y tế địa phương tư vấn dinh dưỡng tại nhà hoặc cơ sở y tế là gần 7.000 trẻ...

Trẻ em được chăm sóc đúng cách giai đoạn đầu đời là yếu tố quan trọng quyết định thể trạng, tầm vóc, trí tuệ của trẻ sau này. Ảnh: Đào Thanh.

Trẻ em được chăm sóc đúng cách giai đoạn đầu đời là yếu tố quan trọng quyết định thể trạng, tầm vóc, trí tuệ của trẻ sau này. Ảnh: Đào Thanh.

Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Trưởng Khoa dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang cho biết, so với trước đây bà mẹ trẻ em đã hiện đại hơn rất nhiều, kể cả những bà mẹ người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Bởi hiện nay, phần lớn các bạn trong độ tuổi sinh sản ở những khu vực này đi lao động tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh vì thế điều kiện tiếp xúc với môi trường sống tốt hơn nên kiến thức dinh dưỡng chăm sóc trẻ cũng tiến bộ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, cũng theo bà Tuyết thì hiện nay một trong những khó khăn vẫn phải gặp phải trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em tại tỉnh Tuyên Quang đó là vấn đề về kinh phí triển khai các hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ phải đi làm công nhân tại các công ty ngoài tỉnh, xa nhà để lại con nhỏ cho ông bà chăm sóc theo cách truyền thống.

Một đối tượng nữa hay gặp phải về vấn đề dinh dưỡng đó là những bà mẹ lớn tuổi có con nhỏ, những đối tượng này khả năng tiếp cận thông tin và thực hành chăm sóc trẻ đúng cách cũng gặp nhiều khó khăn. Đây là những đối tượng mà ngành y tế Tuyên Quang và các đơn vị liên quan sẽ nhắm tới trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em trong những giai đoạn tiếp theo.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.