Thứ Hai, 13/1/2025 3:44 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Xử lý người đứng đầu nếu để tàu cá vi phạm

Thứ Hai 08/05/2023 , 16:55 (GMT+7)

Trước tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu của từng cơ quan, đơn vị.

Đội tàu khai thác xa bờ neo đậu trước cảng cá Hòn Rớ, TP Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Kim Sơ.

Đội tàu khai thác xa bờ neo đậu trước cảng cá Hòn Rớ, TP Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Kim Sơ.

Mới đây, Thủ tướng phê bình 4 tỉnh gồm: Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá của địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2023 đến nay, đồng thời yêu cầu các tỉnh tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2023.

Liên quan vụ việc này, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Sở NN-PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp xã, nơi có tình trạng ngư dân vi phạm khai thác trái phép vùng biển nước ngoài tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu của từng cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh hình thức xử lý cụ thể đối với từng sở, ngành, địa phương, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/5.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, tỉnh này có 1 tàu cá bị lực lượng tuần tra của Malaysia bắt giữ. Đó là tàu KH 00386 TS do bà Phan Thị Diệu, xã Phước Đồng, (TP. Nha Trang) làm chủ tàu, còn ông Nguyễn Đen (chồng bà Diệu) làm thuyền trưởng.

Theo đó, tàu cá này hoạt động nghề câu, có chiều dài 13,9m, công suất máy 39CV và không thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Ngày 23/12/2021, tàu cá này xuất bến tại Trạm Kiểm soát Biên phòng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) đi vào vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu để hoạt động khai thác thủy sản.

Khánh Hòa có đội tàu chuyên khai thác cá ngừ đại dương. Ảnh: Kim Sơ.

Khánh Hòa có đội tàu chuyên khai thác cá ngừ đại dương. Ảnh: Kim Sơ.

Đến chuyến biển ngày 8/1/2023, tàu xuất bến tại Trạm Kiểm soát Bến Đá (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) gồm 6 thuyền viên. Lúc 14 giờ 20 phút, ngày 12/1/2023, tàu cá KH 00386 TS đang khai thác thì bị tàu tuần tra của Malaysia truy đuổi, cập mạn bắt giữ tàu cá cùng 6 thuyền viên. Trong quá trình bị truy đuổi, thuyền trưởng tàu đã liên lạc và đề nghị tàu cảnh sát biển hỗ trợ. Đến thời điểm này, tàu cá này không còn liên lạc được.

Ngày 8/3, Chi cục Thủy sản đã mời chủ tàu lên làm việc, xác minh và được biết, ông Nguyễn Đen có gọi điện về báo với vợ là tàu tuần tra của Malaysia truy đuổi, cập mạn bắt giữ. Chi cục Thủy sản đã báo cáo vụ việc đến Cục Kiểm ngư, Sở NN-PTNT, Sở Ngoại vụ. Hiện Chi cục tiếp tục chờ kết quả làm rõ, xác minh vụ việc tàu cá Khánh Hòa bị nước ngoài bắt giữ.

Kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra, vào cảng

Để hoàn thành việc khắc phục tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC), chuẩn bị chu đáo nội dung và điều kiện để làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4 dự kiến từ ngày 25 -31/5 tới, người đứng đầu UBND tỉnh Khánh Hòa còn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 81 ngày 13/2/2023 với tinh thần tập trung cao độ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong lãnh đạo, chỉ đạo, cũng như chủ động, quyết liệt trong hành động.

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa yêu cầu giám sát chặt chẽ tàu cá ra, vào cảng. Ảnh: Kim Sơ.

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa yêu cầu giám sát chặt chẽ tàu cá ra, vào cảng. Ảnh: Kim Sơ.

UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo, xác minh, kịp thời phát hiện và xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình thực hiện hành vi khai thác trái phép theo quy định của pháp luật. 

Đối với Sở NN-PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển, nhất là thành phố Nha Trang tổ chức kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra, vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng, tuân thủ quy định về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Bên cạnh đó, điều tra, xác minh, xử lý triệt để vi phạm, trường hợp đủ căn cứ xử lý hình sự cần điều tra, truy tố theo quy định pháp luật, đặc biệt là hành vi cố tình vi phạm quy định về IUU, hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Cũng như chủ động điều động, biệt phái, bố trí đủ nhân lực và kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU cho cơ quan quản lý thủy sản tại địa phương, nhất là tại cảng cá.

Xem thêm
Nuôi tôm không xả thải, thành tựu lớn của ngành thủy sản

CÀ MAU Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn tuần hoàn nước đã được đầu tư và thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương của tỉnh Cà Mau.

Địa phương phải rút kinh nghiệm về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tư pháp phát hiện một số tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tại các địa phương.

Xuất khẩu thủy sản mừng 10 tỷ USD và nghĩ về tương lai

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 hân hoan về đích 10 tỷ USD, thị trường vươn tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một thành tựu đáng mừng, song vẫn còn nhiều trăn trở.

Cảng cá Trần Đề nhộn nhịp chuyến biển cuối năm

SÓC TRĂNG Cảng cá Trần Đề những ngày cuối năm tấp nập tàu cá quay về. Dù đối mặt nhiều khó khăn, ngư dân vẫn bền bỉ bám biển, mong năm mới đủ đầy, thuận lợi.