| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm tăng trưởng 20%

Thứ Sáu 05/07/2019 , 10:32 (GMT+7)

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 5,23 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những kết quả ngành lâm nghiệp đạt được trong 6 tháng đầu năm 2019, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, năm 2019 là một năm thức thách rất lớn, như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, bối cảnh kinh tế thế giới mới tác động đối với ngành nông nghiệp, thách thức này đã được Bộ nhân diện từ cuối năm 2018.

Riêng với ngành lâm nghiệp, đây là thời kỳ bước ngoặt, từ một nước chỉ còn khoảng 20% hệ số che phủ rừng, tới nay đã khôi phục đạt gần 43%, đặc biệt, từ một ngành lâm nghiệp đã chuyển thành nền kinh tế lâm nghiệp thông qua Luật Lâm nghiệp tiến bộ nhất trong lịch sử.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 ước đạt 11 tỷ USD, qua đó góp phần giải quyết việc làm, giảm bớt áp lực tăng trưởng cho lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu chung của cả ngành.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngoài lợi thế với khoảng 4.500 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, Việt Nam cũng đang còn rất nhiều tiểm năng mảng dược liệu, có thể thu về tỉ đô nếu biết quản lý khai thác, đây là hướng mà ngành lâm nghiệp cần xác định để chuyển trạng thái để có được bước phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp.

“Đặc biệt, với việc một loạt hiệp định thương mại thế hệ mới tiến bộ đã được thông qua, vấn đề nguyên liệu và nguồn gốc gỗ hợp pháp là điều tất yếu trong xu thế hội nhập của ngành lâm nghiệp. Bên cạnh đó, những tháng cuối năm, công tác phòng chống cháy rừng cần phải tiếp tục quan tâm hơn nữa. Biến đối khí hậu nắng nóng suốt hơn tháng qua khiến nguy cơ cháy rừng khu vực miền Trung vẫn ở mức nguy cơ rất cao. Về lâu dài, phải xây dựng được một khuôn khổ chính sách phù hợp trong phòng chống cháy rừng mang tính bền vững. Tổng rà soát công tác quản lý để tránh trục lợi chính sách. Cần phải xây dựng các đề án bảo vệ và phát triển rừng cho từng khu vực.” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

Giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 5,23 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018.

Báo cáo tóm tắt công tác chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019 của Tổng cục Lâm nghiệp, Phó Tổng cục trưởng Phạm Văn Điển cho biết, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp Quý I/2019 tăng 4,32%; Quý II/2019 tăng khoảng 4,53%, cao hơn 0,08% so với cùng kỳ năm 2018.

Về công tác bảo vệ rừng và PCCCR, cả nước đã phát hiện 5.691 vụ vi phạm các quy định của Luật Lâm nghiệp, giảm 1.117 vụ (giảm 16%) so với 6 tháng đầu năm 2018. Trong đó, đã xảy ra 863 vụ phá rừng, giảm 109 vụ (giảm 11%), diện tích rừng bị phá 287 ha, giảm 34 ha (giảm 11%) so với cùng kỳ năm 2018. Đã xử lý hành chính 4.938 vụ, xử lý hình sự 126 vụ.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm đã xảy ra 156 vụ cháy rừng, số vụ cháy rừng tăng 61 vụ (tăng 64%) so với cùng kỳ năm 2018, diện tích rừng bị cháy 930 ha, tăng 705 ha (hơn 4 lần cùng kỳ năm 2018). Thời kỳ cao điểm xảy ra cháy rừng từ ngày 26/6 đến ngày 01/7/2019, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, trong đó có 45 vụ cháy gây thiệt hại tới rừng, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Diện tích rừng bị thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 293 ha (có 14 vụ chưa xác định diện tích rừng bị thiệt hại).

Về phát triển rừng, cả nước đã trồng rừng trong 6 tháng đầu năm 2019 được 108.456 ha, đạt 51% kế hoạch năm, bằng 102% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, rừng phòng hộ, đặc dụng 1.959 ha, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2018, rừng sản xuất 106.497 ha, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong lĩnh vực khai thác lâm sản, khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc 6 tháng đầu năm 2019 khoảng 105.000 ha, sản lượng đạt 9,7 triệu m3, tương đương 49,7% kế hoạch năm 2019, tăng 4,86% so với cùng kỳ năm 2018.

Riêng đối với xuất, nhập khẩu lâm sản, giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 5,23 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 50% kế hoạch năm, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 1,25 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018.

Về thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, cả nước đã thu được 1.208,7 tỷ đồng, đạt 38,7% kế hoạch thu năm 2019, bằng 111% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Quỹ Trung ương thu được 821,8 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch năm 2019, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2018; Quỹ tỉnh thu 386,8 tỷ đồng đạt 42% kế hoạch năm 2019, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2018.

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm