| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái: 10 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt, vượt kế hoạch

Thứ Sáu 07/07/2023 , 19:04 (GMT+7)

Phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 có nhiều điểm sáng, 10/15 chỉ tiêu có kết quả được đánh giá đạt và vượt kế hoạch, kịch bản…

Ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Ảnh: Tuấn Anh.

Sáng 7/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái Khai mạc Kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2023. Ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo kỳ họp.

Phát biểu chỉ đạo kỳ họp ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết: Bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh có nhiều điểm sáng. Trong đó tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt khá.

Trong 6 tháng đầu năm, sản xất nông, lâm nghiệp tại Yên Bái đã đạt được những kết quả khả quan.Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP ước đạt 6,59% (đứng thứ 5/14 tỉnh trong khu vực; 23/63 tỉnh, thành phố), trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 5,85%, công nghiệp - xây dựng là 8,86%, dịch vụ là 5,54%, thuê sản phẩm và trợ cấp sản phẩm là 5,28%,

Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa lợi thế, là vai trò trụ đỡ để tạo đà phát triển KTXH bền vững. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 5,85%, đứng thứ 1/14 tỉnh trong khu vực.

Triển khai hiệu quả các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; phát triển sản xuât nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, nâng cao năng suât, chất lượng. Giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, hình thành thương hiệu của một số sản phẩm chủ lực.

Thời gian qua đã tập trung phát triển sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị. Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm OCOP. Chủ động thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, thích ứng với biên đổi khí hậu. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được chủ động triển khai thực hiện.

Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 184.425 tấn, bằng 58,2% kê hoạch. Tổng đàn gia súc ước đạt 705.687 con bằng 86,1% kê hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 42.566 tấn, đạt 63,5% kế hoạch, trong đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính ước đạt 33.636 tấn, bằng 64,7% kế hoạch.

Thực hiện tốt công tác trồng rừng, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng, diện tích trồng rừng ước đạt 14.309ha, bằng 92,3% kế hoạch, đạt 106,0% kịch bản tăng trưởng và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022; tổ chức tốt giao khoán quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên. Cấp mới chứng chỉ rừng FSC cho 2.335ha, đạt 26,3% kê hoạch cấp mới năm 2023.

Đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Tuấn Anh.

Đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Tuấn Anh.

Tập trung phát triên nuôi cá tại các địa phương có điều kiện về nguồn nước. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 6.764 tân, bằng 47,6% kế hoạch.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, Yên Bái có 99 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66% tổng số xã, 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 2023 có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tại hội nghị các đại biểu thảo luận dân chủ, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được, thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, đồng thời đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp khả thi, hiệu quả để tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023, trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.