| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái trồng 5.000 cây tràm trên đảo hồ Thác Bà

Thứ Bảy 18/02/2023 , 18:31 (GMT+7)

Ngày 18/2, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cùng lãnh đạo huyện Yên Bình tham gia trồng 2ha cây tràm nước ngọt trên 3 bán đảo xã Hán Đà, huyện Yên Bình.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn (thứ tư từ trái sang) cùng lãnh đạo huyện Yên Bình tham gia trồng cây. Ảnh: Tuấn Anh.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn (thứ tư từ trái sang) cùng lãnh đạo huyện Yên Bình tham gia trồng cây. Ảnh: Tuấn Anh.

Hồ Thác Bà nằm trọn trong lòng huyện Yên Bình và một phần của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, với diện tích mặt nước hơn 23.400ha, mực nước hồ dao động từ cốt 48 - 58m tạo ra vùng đất bán ngập khoảng 2.700ha.

Với mục tiêu phủ xanh diện tích đất bán ngập, tăng độ che phủ, giảm xói mòn, rửa trôi bồi lắng lòng hồ Thác Bà, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, huyện Yên Bình đã triển khai dự án trồng cây tràm nước ngọt dưới cốt 58 hồ Thác Bà (huyện Yên Bình) giai đoạn 2022 - 2025.

Dự án được triển khai tại 7 xã, thị trấn: Hán Đà, Vĩnh Kiên, Phúc An, Yên Thành, Thịnh Hưng, Thị trấn Yên Bình và Thị trấn Thác Bà. Dự án đã được Tập đoàn BIM Group hỗ trợ kinh phí cho UBND huyện Yên Bình trồng 50ha cây tràm nước ngọt cho đến khi thành rừng tại vùng bán ngập hồ Thác Bà từ cốt 50 - 58.

Những khu vực trồng tràm nước ngọt là những khu vực trọng điểm phát triển du lịch đã và đang được các nhà đầu tư khảo sát, lập dự án, đảm bảo mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường, tạo được cảnh quan sinh thái trên hồ và duy trì ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện đạt 54,7%.

Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trồng cây tại khu vực bán ngập lòng hồ Thác Bà. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trồng cây tại khu vực bán ngập lòng hồ Thác Bà. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Lã Tuấn Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Năm 2001, Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái đã xây dựng đề tài khoa học: “Trồng cây tràm Úc trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà” với diện tích hơn 20ha. Sau 20 năm, cây tràm Úc đã phát triển tốt, đặc biệt, toàn bộ diện tích trồng tràm trên đất bán ngập đều xanh tốt, rễ tràm đan xen lên nhau khiến đất chân đồi không bị xói lở khi sóng hồ khi lên xuống. Hơn nữa, trong khu vực trồng tràm, cây mai dương không thể sống và phát triển. Khi mùa nước rút, rừng tràm đã che phủ những vùng đất chết trên hồ, giảm được tỷ lệ đất trống, đồi trọc trên địa bàn huyện.

Trong năm 2022, huyện tiếp tục triển khai dự án trồng tràm nước ngọt trên vùng bán ngập hồ Thác Bà. Chỉ riêng trong ngày 18/2, huyện Yên Bình đã ra quân trồng 2ha cây tràm nước ngọt tại 3 đảo hồ của xã Hán Đà, Thịnh Hưng và Thị trấn Yên Bình. Huyện sẽ phấn đấu hoàn thành trồng mới 50ha tràm trong tháng 3/2022.

Ông Vương Quốc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Thác Bà chia sẻ: Cây tràm nước ngọt được trồng trên vùng bán ngập hồ Thác Bà sinh trưởng và phát triển rất tốt và phục vụ cho cảnh quan du lịch rất đẹp. Tới thời điểm này, để thực hiện dự án, Công ty đã gieo ươm và chuẩn bị cây giống đầy đủ phục vụ trồng mới 50ha cây tràm trong năm 2023.

5.000 cây tràm được trồng trong ngày 18/2 đều đảm bảo cây phải được trồng đúng quy trình kỹ thuật. Sau khi trồng từ 15 - 20 ngày phải kiểm tra, nếu cây đạt tỷ lệ sống dưới 80% phải trồng bổ sung ngay. Cùng với đó, hàng năm phải làm cỏ 2 - 3 lần và phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Mọi người cùng tham gia trồng 5.000 cây tràm trên vùng bán ngập hồ Thác Bà. Ảnh: Tuấn Anh.

Mọi người cùng tham gia trồng 5.000 cây tràm trên vùng bán ngập hồ Thác Bà. Ảnh: Tuấn Anh.

Tham gia buổi ra quân trồng tràm trên vùng bán ngập hồ Thác Bà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đề nghị, huyện Yên Bình cần tập trung tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động người dân các xã tập trung hoàn thành trồng mới 50ha cây tràm trên vùng bán ngập hồ Thác Bà trong thời gian sớm nhất.

“Việc trồng cây tràm nước ngọt vùng bán ngập hồ Thác Bà đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giúp bảo vệ môi trường và tạo được cảnh quan, hệ sinh thái trên hồ, góp phần thúc đẩy du lịch hồ Thác Bà trong tương lai. Cùng với đó, huyện cần tích cực tuyên truyền tới người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt”, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm