| Hotline: 0983.970.780

Di sản trong lòng đất và con đường Guinness

Thứ Hai 04/10/2010 , 11:18 (GMT+7)

Suốt những ngày cuối tuần qua, Hoàng thành Thăng Long và Con đường gốm sứ ven sông Hồng quá tải. Vì sao những nơi này thu hút đông đảo người xem đến thế?

Khám phá Thủ đô trong lòng đất 
Suốt những ngày cuối tuần qua, Hoàng thành Thăng Long và Con đường gốm sứ ven sông Hồng quá tải. Vì sao những nơi này thu hút đông đảo người xem đến thế? 

>> Đêm Hồ Gươm lung linh
>> Nồng nàn Hà Nội

Di sản vô giá trong lòng đất 

Sáng 2/10, du khách đổ về Khu di tích Hoàng Thành nhiều vô kể. Việc chờ đợi thời khắc mở cửa Hoàng Thành chứa đựng quá nhiều cảm xúc. Lần đầu tiên, chúng tôi nhận thấy chuyện tắc đường vốn bị ca thán nhưng giờ đây với những người có mặt là chuyện nhỏ. Vẫn có sự chen lấn va chạm nhưng xem ra quá bình thường khi mọi con mắt và trái tim đều hướng đến một mục tiêu điện mạo Thủ đô ngàn năm. 

Sau 8 năm kể từ ngày được khai quật, thời khắc mở cửa Hoàng Thành khó diễn tả bằng lời. Sự hiện diện của bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc tổ chức UNESCO, càng tăng thêm tính thiêng liêng của ngày đầu tiên mở cửa. Cũng là lời khẳng định Hoàng thành Thăng Long xứng đáng được tổ chức này vinh danh với những giá trị lịch sử mang tầm vóc “di sản vô giá của nhân loại". Đông đảo những người có mặt ồ lên ngạc nhiên khi Hoàng Thành hiện ra trước mắt. Thú thật, chúng tôi cũng không hiểu rõ những giá trị lịch sử của từng hiện vật nhưng hết sức ngạc nhiên về quy mô và cảm giác choáng ngợp khi biết rằng giữa không gian nền đất ấy là câu chuyện lịch sử của quá trình nghìn năm đất Thăng Long.  

 “Dù đã biết Hoàng Thành được khai quật từ năm 2003, nhưng không thể ngờ có ngày tôi lại được tận mắt ngắm những hiện vật tinh hoa của Thăng Long - Hà Nội qua một nghìn năm. Tự hào, xúc động khi các đồ gốm sứ hay tượng rồng, linh thú thực sự cuốn hút không chỉ tôi mà tất cả mọi người. Với tôi, sẽ rất tiếc nếu như không được đặt chân đến đây trong những ngày này. Quá ý nghĩa với con cháu rồng tiên”- cụ Trần Văn Giáp (78 tuổi) vượt cả ngàn cây số tới đây chia sẻ cảm xúc với chúng tôi. 

Sự đồng cảm trong dòng cảm xúc của những người như ông Giáp khi đứng trong Hoàng Thành nghìn năm dâng lên một cảm giác rất lạ. Còn gì ý nghĩa hơn khi được đứng giữa thủ phủ đất nước một nghìn năm trước trong những ngày thiêng liêng này? Dường như đó cũng là lý do có những cụ già ngồi tần ngần rươm rướm nước mắt bên một giếng nước từ thời Đại La, hay những ông bố bà mẹ đầu trần đội nắng theo các hướng dẫn viên tìm hiểu từng di vật đặc sắc để giải thích cho con mình biết thêm về giá trị lịch sử. Giữa thời khắc ấy chúng tôi không thể có cơ hội để phỏng vấn riêng ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cổ Loa hay bà Irina Bokova… nhưng trong những lời phát biểu của họ trước tất thảy mọi người đều tôn lên những giá trị “vô giá của nhân loại” không thể nói hết trong một vài giờ. 

Con đường xây dựng bằng tình yêu 

Hoàn thành những công đoạn cuối cùng con đường gốm sứ ven sông Hồng

Rời Hoàng thành Thăng Long khi những giá trị lịch sử trên từng hiện vật và không khí xúc động của ngày đầu mở cửa còn len lỏi chúng tôi men ra Con đường gốm sứ ven sông Hồng. Giữa hai nơi này có một sợi dây lịch sử.

Dù đã đi qua con đường ấy hàng trăm lần nhưng hôm nay chúng tôi có một cảm giác đặc biệt. Đó là sự choáng ngợp bởi không khí đông đúc chưa bao giờ nhìn thấy trước nay. Hỏi ai họ cũng bảo rằng đến đây để nghe con đường… kể chuyện. Họ đi trên con đường đã được xác lập kỷ lục Guinness thế giới, ngắm những danh lam thắng cảnh, những tinh hoa của các làng nghề gốm truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc... với niềm thích thú và vẻ tự hào. 

Đây là con đường do họa sĩ - nhà báo Nguyễn Thu Thủy khởi xướng. Chị cho biết "nó được xây dựng bằng tình yêu Hà Nội”.  Lúc đầu cứ ngờ ngợ nhưng khi biết ý tưởng để xây dựng con đường bắt nguồn từ thời điểm khai quật Hoàng thành Thăng Long, từ những viên gạch trang trí hoa cúc dây thời Lý, những bình gốm men lam và men trắng thời Lê, những thạp gốm lớn hoa nâu thời Trần... mới mường tượng được tình yêu Hà Nội của chị. Chị nghĩ về một dòng chảy lịch sử xuyên suốt thời gian được lưu giữ trên chất liệu gốm truyền thống. Một con đường, một bức tranh, tái hiện lại một phần những họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử ra đời bằng tình yêu như thế.  

Nhìn lại sự hình thành của nó mới thấy lời họa sĩ Thủy nói không sai chút nào. Đó gần như là tình yêu của tất cả mọi người dành cho Hà Nội. Từ khi Thủ đô đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình cho đến Đại lễ nghìn năm, thành phố không chỉ là trung tâm của riêng chúng ta mà còn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn bè trên thế giới. Tháng 3/2008 nghệ sĩ Đan Mạch Michael Geertsen  thực hiện đoạn tranh gốm đương đại đầu tiên trên bức tường đê đối diện bến xe Long Biên.

Tháng 6/2009, nghệ sĩ Pháp Dominique de Miscault thực hiện đoạn tranh gốm lấy cảm hứng từ sử thi Đẻ đất đẻ nướcghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã gửi về Hà Nội những viên gạch nghệ thuật để chào mừng “thành phố vì hòa bình” tròn nghìn năm tuổi.  Lắng nghe những điều cao quý ấy không thể hình dung con đường ấy chất chứa tình yêu lớn đến nhường nào. Nhưng khi ngồi cùng một vài công nhân đang gấp rút hoàn thành đoạn cuối phần nào cảm nhận được. Nâng niu ghép những mảnh sứ lên thành bê tông, Phan Thanh Hùng, một công nhân lao động bình thường nhưng có thể kể cho chúng tôi về “câu chuyện bằng gốm sứ” được ghép trên 4 km ven sông Hồng này. Đó là chuyện về Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, chuyện nhà Trần tổ chức Hội nghị Diên Hồng cho đến lá cờ độc lập tung bay ở Điện Biên Phủ… Anh bảo rằng được góp sức xây dựng con đường này là “cơ may và sự tự hào”. Điều gì có thể khiến con đường ấy có thể thu hút được sự quan tâm đông đảo như thế nếu không phải là tình yêu?  của dân tộc Mường. Các n

Và có lẽ tất cả chúng ta cũng có được tình yêu ấy, có thể tự hào kể cho người khác nghe những câu chuyện lịch sử như thế khi dạo bước trên con đường này. (còn nữa)

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm