| Hotline: 0983.970.780

Cuộc tẩu tán khổng lồ

Thứ Năm 29/09/2011 , 14:04 (GMT+7)

Những tưởng chăn nuôi tự do mới có chuyện bán gà chết, gà bệnh nhưng tôi đã hoàn toàn lầm khi ở Thanh Bình (Chương Mỹ, Hà Nội) có nhiều chủ trại từng nuôi gia công cho biết, khi gà bệnh cũng bị Cty bỏ rơi không xử lý, để tự tiêu, tự tán.

Cân gà bệnh, gà yếu đi bán
Những tưởng chăn nuôi tự do mới có chuyện bán gà chết, gà bệnh nhưng tôi đã hoàn toàn lầm khi ở Thanh Bình (Chương Mỹ, Hà Nội) có nhiều chủ trại từng nuôi gia công cho biết, khi gà bệnh cũng bị Cty bỏ rơi không xử lý, để tự tiêu, tự tán.

>> Đột nhập đường dây buôn gà chết

Nông dân bị bỏ rơi?

Theo phản ánh của người dân, hợp đồng ghi xuất lứa gà trước, sau 15 ngày Cty sẽ thả gà tiếp lứa sau nhưng thường sau 2-3 tháng mới nhập gà nên một năm chỉ nuôi được 2-3 lứa. Theo hợp đồng, thuốc thú y do Cty đảm trách đầy đủ nhưng có cũng như không bởi thuốc quá ít, hầu như chỉ có tí vắc - xin. Như anh Lê Trung Thường, nuôi gia công cho Cty CP từ năm 2005, lứa cuối cùng hợp tác là ngày 27/1/2011, Cty thả gà vào chuồng.

“Vì con giống quá kém ngay từ đầu gà bị bệnh chết nhiều, tôi đã báo với kỹ sư phụ trách là Trần Quốc Phương và kỹ sư trưởng Tôn Thất Ngọc. Thuốc cấp nhỏ giọt, không cho ghi đúng số lượng gà chết vào nhật trình, chủ yếu gia đình tự phải khắc phục. Tôi báo cho Chi cục Thú y Hà Nội để xác minh bệnh, họ đã cử cán bộ thú y về một tuần lập biên bản hàng ngày, mỗi ngày từ sáng đến 11 giờ, chết 95 đến hơn 100 con, đỉnh điểm ngày 18/2 chết 318 con cũng với lý do rất chung chung nghi do bệnh CRD và ốm yếu, còi cọc. Tôi đề nghị với kỹ sư trưởng hủy toàn bộ số gà trong chuồng nhưng anh Ngọc không nghe. Còn nếu ghi số lượng gà chết thực tế vào nhật trình là Cty cắt hợp đồng, không thả gà cho tôi chăn nữa. Ngày 6/3/2011, khi đàn gà được 39 ngày tuổi, lúc này số lượng gà trong chuồng đã chết quá nửa, chỉ còn khoảng 2.100 con trên tổng số 6.120 con giống ban đầu. Kỹ sư Phương báo gia đình tôi xuất gà sạch. Vào lúc 8h30 có xe về bắt gà. Lúc này tôi đề nghị với kỹ sư Phương và Ngọc mời ông Giám đốc Cty và thú y kiểm dịch về chứng thực số gà đang bị bệnh chết hàng loạt nhưng chẳng hiểu sao không thấy ai về và xe ô tô bỏ đi không bắt gà nữa. Từ đó Cty đã bỏ mặc cho gia đình tôi phải gánh chịu hậu quả số gà đang bị dịch bệnh và gà chết. Cám Cty không chở đến, gà càng ốm yếu lại bị đói nên chết hàng loạt. Đến ngày 18/3, số lượng gà còn lại trong chuồng chết hết không còn một con nào nữa. Tổng chi phí từ than, gas, điện, trấu, dầu máy… là 47,9 triệu đồng”.

Theo anh Trần Bá Thuật (cũng ở Thanh Bình), đợt vào gà đầu năm 2011 gia công cho Cty CP của anh cũng bị hiện tượng gà ốm, chết hàng loạt. Điển hình như ngày 18/2/2011, cán bộ kiểm dịch Lê Công Cường thuộc đội kiểm dịch động vật của Chi Cục Thú y Hà Nội cùng cán bộ kỹ thuật Cty CP Trần Quốc Phương kiểm đếm có tới 292 chết nghi bệnh CRD và do còi cọc, ốm yếu.

Chị Nguyễn Thị Bình cho biết hồi nuôi gà gia công cho Cty CP cùng thời điểm đó đã bị bệnh rất nặng. “Cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra bóp chết những con yếu. Nhà em mang máy ảnh đến chụp thì họ bỏ chạy và bảo: “Chị làm thế thì giết em, em không làm nữa”. Tôi mới bảo: “Không chụp lấy gì làm bằng chứng gà dịch, không đến lúc Cty đổ cho mình ăn cắp gà thì sao?”. Họ cũng không nghe. Mấy đứa em tôi trêu, lấy bao thuốc lá giơ lên họ cũng giật mình chạy vì tưởng bị chụp ảnh".

Lứa nuôi đầu năm 2011 đó mỗi trại trung bình lỗ vài chục đến cả trăm triệu. “Hợp đồng dịch bệnh hỗ trợ nhưng cuối cùng chẳng có gì. Cty đã bỏ mặc kệ gà sống chết, muốn vứt, bán đi đâu tùy. Họ không kiểm tra xem chôn lấp ở đâu cũng chẳng trả tiền công. Đợt đó các chủ trại vứt gà chết xuống ao cá, nấu cho lợn, nuôi chó hay bán đâu không rõ cứ thấy người khuân bao tải đi kìn kìn”, một chủ trại phản ánh. Giờ chuyện tẩu tán hàng chục ngàn con gà bệnh đợt đầu năm 2011 ở Thanh Bình vẫn là một nghi án cần sớm làm rõ.

Gà chết bao nhiêu cũng có

Chiều đó, tôi thấy một bà béo tốt cùng chồng đi trên chiếc Dream vào Thanh Nê (xã Thanh Bình), gõ cửa bất cứ trại nào hỏi mua gà chết. Một chủ trại sau khi đã dặn sống dặn chết rằng tôi không được hé răng tiết lộ danh tính cho tôi số điện thoại của Hờ gà chết (tên một số nhân vật trong bài đã thay đổi). Bốc máy lên, tôi gọi:

- Alô, chị Hờ đấy ạ, em có người quen ở Thanh Nê cho số điện thoại của chị đây.

- À, thế anh muốn gì?

- Em có đứa em đang mở quán cơm bình dân ở mạn Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội) muốn mua gà loại của chị.

- Đúng rồi, ở đâu có nhu cầu là cung cấp được hết, chở ra Thanh Xuân em cũng chở được. Có nhiều loại gà lắm, loại gà mổ ra rồi tốt bán 60.000đ/kg, loại 30.000đ/kg cũng có nhưng mã kém hơn.

- Thế loại 30.000đ/kg là gà gì?

- Gà đảm bảo chứ gà gì nữa…

Tối đó, tôi ngủ ở lại “khu liên hợp” trại gà Thanh Nê. Tờ mờ sáng, tôi xin vào tham quan trại của anh Trờ. Anh Trờ mới thuê trại, hùn vốn nuôi lứa gà đầu tiên 8000 con bị dính bệnh, đang chết nhiều nhất. Anh Trờ đưa cho tôi cuốn sổ chi, sổ thu trong đó chi hàng chục, hàng trăm triệu nhưng thu từng đồng lẻ từ tiền bán vỏ bao cám đến bán gà chết. Tôi cùng anh vào chuồng nhặt gà chết. Chúng tôi đi trong tiếp quạt gió hút kêu ù ù, tiếng gà kêu tao tác. Thỉnh thoảng lại co chân lên để tránh một cái xác gà hay một con gà đã ngắc ngoải, đứng co ro, cúm rúm không buồn động đậy. Anh bảo: “Phân ánh cà phê là triệu chứng của cầu trung, kêu như mèo là hen. Mấy hôm mưa nhiều, ẩm trời, choàng áo mưa, xõa cánh, củ rủ cù rù là gà rù, phải nhặt vào một góc chờ bán loại với giá 13.000đ/con”. Chuồng của anh Trờ có hai tầng, giờ đã vãn gà. Những con chết được anh nhặt bỏ ra ngoài, chuồng trên, chuồng dưới đều nhặt riêng để ra một chỗ tiện cho việc thống kê chính xác tốc độ chết.

5 giờ sáng, anh Trờ đã đi một vòng nhặt được hơn chục xác gà. 7 giờ sáng, anh dẫn tôi đi, nhặt tiếp được 12 xác nữa . “Những lúc chết cả trăm con, không dám bỏ ra ngoài vì sợ dân làng đi qua nhìn thấy trách móc nên tôi phải bảo người làm để trong kho cám, đút hết gà vào bao. Cứ 20-30 con là một bao đầy chờ người đến mua. Lúc giá thực phẩm đắt, gà dẹo 12 ngày tuổi là có người mua rẻ phải 22 ngày mới bán được”.

Làm trại gà, nhiều người có sổ theo dõi bán gà dẹo (gà bệnh bị loại), sổ bán gà chết. Trong cuốn sổ của anh Trờ ghi “Thu trại gà tháng 9/2011…18/9 bán gà chết 80.000đ; 19/9 bán gà loại 78 kg bằng 93 con 1.010.000đ; 20/9 bán gà chết 80 con 320.000đ; 23/9 bán gà chết 21 con cộng 6 con thối 120.000đ +10.000đ”.

Đợt giá đắt, gà chết bán được 20.000đ/con, giờ chỉ 5-7.000đ/con. Đang chuyện trò với tôi, anh Trờ nói vọng ra: “Thằng Vờ đâu, mang lồng vào nhặt ít gà ở tầng dưới không có lại chết hết đấy. Tao thấy vẫn còn bao nhiêu con gật gù gật gù. Nhặt đi, chưa có người đến lại thả ra cuối chuồng đằng gà ốm ấy”.

Hiện tỉ lệ chết của trại đã giảm. Hôm trước chết 78 con, trước nữa 118 con, giờ đánh đủ loại thuốc kháng sinh liều cao nên mới được như thế. “Ngày thứ 5 trở đi gà đã bị đau mắt, sưng phù đầu, uống phòng Gum, uống hạ sốt, thương hàn…đến giờ tổng cộng gà đang 30 ngày tuổi đã trải qua 7 bệnh, có những bệnh mắc đi mắc lại như Gum nên phải liên tục đánh thuốc. Thuốc chằng chịt thế này tốn kém rất nhiều. Một ngày của chủ trại gà, nếu gà khỏe còn được ngủ sáu bảy tiếng, nếu gà bệnh chỉ ngủ được tối đa ba tiếng mà không được liền mạch đâu, cứ chập chờn một tiếng lại bật dậy kiểm tra, thu xác một lần. Đám gà dẹo mua về cho lợn cân ào ào, mua cho người họ chọn con chết trắng, loại con thối, con xanh. Hôm nay chết ít không phải gọi mà họ tự đến chứ nhiều mình sốt ruột phải gọi. Trong điện mỗi chủ trại đều có dăm ba số điện thoại của bọn gà dẹo".

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm