| Hotline: 0983.970.780

Bảo hiểm thất nghiệp, gánh nặng cho Nhà nước?

Thứ Tư 14/03/2012 , 10:09 (GMT+7)

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đang ngày càng gia tăng.

Có việc làm nhưng vẫn đăng ký tham gia BHTN là sai luật (Ảnh minh họa)

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đang ngày càng gia tăng. Tại Hà Nội, hết tháng 2/2012 số đăng ký thất nghiệp đã xấp xỉ 1.500 người. Còn tại TP. HCM, bình quân mỗi tháng có 40 tỷ đồng được chi trả cho BHTN.

Số lao động đăng ký thất nghiệp năm 2011 lên đến 105.737 người, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Riêng tháng 1/2012, số người đăng ký BHTN là 8.996 người, tăng 138% so với cùng kỳ năm trước và tăng đến 194% so với tháng 12/2011. Nhờ đó, số tiền đóng vào quỹ BHTN cũng tăng theo, trong 2 năm (2010- 2011) lên tới 8.300 tỷ đồng (gấp đôi so với năm trước đó).

Chỉ tính riêng trong tháng 2, tại Hà Nội đã có gần 100 người trình độ đại học, cao đẳng có thu nhập cao (từ 5 triệu đồng trở lên, trong đó có cả những người thu nhập đến 20- 30 triệu đồng/tháng) được hưởng BHTN, chiếm hơn 12% so với tổng số người có quyết định hưởng trong tháng.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng phòng BHTN, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cho hay, năm nay xuất hiện cả lao động chất lượng cao, thậm chí có cả người nắm các vị trí quản lý cũng tham gia BHTN. Đa phần số người có thu nhập cao đăng ký BHTN đang làm việc trong các dự án, theo hợp đồng của dự án hoặc làm việc trong các tổ chức nước ngoài.

Đây là những đối tượng được hưởng lương cao nhưng công việc nhiều áp lực, dễ thay đổi công việc, dễ thất nghiệp tạm thời khi hết thời hạn hợp đồng.  Nếu như nhiều năm trước, việc tham gia BHTN là giải pháp cuối cùng của người lao động, thì năm nay kể cả người có thu nhập thấp hay thu nhập cao đều tham gia BHTN.

Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết đến thời điểm này, Phòng BHTN đã tiếp nhận hơn 18.000 lao động đến đăng ký làm BHTN, đã hoàn thiện hồ sơ cho 16.000 trường hợp, nhiều nhất là Cty Dệt 8- 3 (hơn 1.000 lao động), Hanosimex (khoảng 2.300 lao động), Cty Cơ khí Hà Nội (khoảng 300 lao động), Cty Thiết bị điện (hơn 100 lao động)...

Cụ thể trường hợp chị Lâm Hoài An, một cán bộ dự án kế toán tổng hợp tại Hà Nội đang được hưởng lương cao, còn 4 tháng nữa là kết thúc thời gian làm việc nhưng vẫn tham gia BHTN. Theo quy định, khi dự án kết thúc thì đương nhiên chị sẽ được hưởng khoản trợ cấp 3 tháng theo quy định, dù có thể chỉ 1 tháng sau đó chị tìm được công việc mới.

Bà Loan khẳng định: Có ba nguyên nhân khiến người đăng ký thất nghiệp tăng vọt. Thứ nhất, chính sách về BHTN đã được biết đến rộng rãi hơn và cũng rất thông thoáng. Thứ hai do kinh tế khó khăn nhiều DN phải cắt giảm quy mô SX, giải thể, thậm chí phá sản. Thứ ba, người lao động không thể đến làm việc tại địa bàn mới do điều kiện gia đình.

Theo lãnh đạo Cục Việc làm, nếu người tham gia BHTN ở mức thu nhập cao nhất theo quy định (không quá 20 lần thu nhập tối thiểu, tương đương khoảng 16 triệu đồng) thì mỗi tháng chỉ phải đóng 160.000 đồng (người tham gia đóng 1%). Sau nửa năm phải đóng các khoản khoảng hơn 1 triệu đồng, còn số tiền nếu được hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể lên đến gần 30 triệu đồng. Đây cũng là lý do tại sao gia tăng người tham gia BHTN như hiện nay, cần phải chỉnh lý.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm