| Hotline: 0983.970.780

Bất lực nhìn chồng nguy kịch vì hết tiền

Thứ Sáu 13/10/2017 , 06:40 (GMT+7)

Anh Phan Hiệp (SN 1967, trú tại thôn Phú Trung 1, xã Vĩnh Thạnh, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) bị mắc bệnh ung thư đại tràng nhưng không có tiền để tiếp tục chữa biệnh.

15-33-10_2_nh_phn_hiep_ben_cnh_nguoi_vo_dng_chm_soc
Vì không còn tiền nên chị Hạnh đưa chồng về nhà chăm sóc

Đầu năm 2015, anh Hiệp đang đi làm nghề thợ hồ thì bị đau quặn thắt bụng, khuôn mặt xanh nhợt. Anh liền đến bệnh viện địa phương để khám, chữa trị. Theo bác sĩ, anh bị ung thư trực tràng và bệnh đái tháo đường. Anh được chuyển đến Bệnh viện Quân y 87 tại Khánh Hòa để phẫu thuật và sau đó anh phải đi đại tiện nơi vùng bụng bị mổ sau khi hậu môn bị khâu lại.

Anh Hiệp lại tiếp tục vào Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh để điều trị bệnh ung thư. Tại đây, cứ mỗi tuần xạ trị mất khoảng 5 triệu đồng. Anh Hiệp có BHYT nhưng có số thuốc ngoài danh mục dùng để chữa trị với giá rất cao, cộng thêm tiền chi phí mọi thứ nên tiền bạc hết sạch nên phải về nhà chăm dưỡng. Vợ chồng anh Hiệp có 3 người con, 2 người đã có gia đình ở riêng nhưng gia cảnh còn khó khăn. Còn đứa con út phải nghỉ học giữa chừng khi gia đình không đủ điều kiện cho con đi học.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, vợ anh Hiệp, buồn bã cho biết: “Trước kia gia đình tôi làm ăn dành dụm xây dựng được căn nhà cấp 4, cách nơi đây khoảng 1km. Nhưng từ khi chồng tôi mắc bệnh ung thư trực tràng, mọi tiền chi phí lên đến hơn 100 triệu đồng, gia đình tôi chẳng có tiền nên đành thắt bụng đem bán căn nhà để lấy tiền chữa bệnh cho chồng rồi phải đi ở nhà thuê".

Mới đây, vì quá kẹt tiền, chị Hạnh phải bóp bụng đem chiếc xe máy đi bán nên hằng ngày phải đi bộ vài cây số để làm thuê, tiền thu nhập khoảng 70 ngàn đồng/ngày. Lúc chị đi làm, anh Hiệp đi vệ sinh phải tự túc tháo gỡ miếng bao nhựa để lấy phân đem đi bỏ, mặc dù rất khó khăn. Khi anh lên cơn đau thì chị phải ở nhà chăm sóc, hoặc đưa đi bệnh viện nên tiền thu nhập hàng tháng rất ít ỏi, chỉ đủ trả tiền nhà và chi tiêu lặt vặt. Chị Hạnh phải đi vay người thân, bạn bè thêm 30 triệu đồng để lo chữa bệnh cho chồng tại nhà. Con gái chị rất thương cha, hằng ngày đi buôn bán ở chợ, thỉnh thoảng đưa cho cha vài trăm ngàn để mua thuốc uống.

"Hiện nay, gia đình tôi quá bế tắc, nợ nần thì vẫn còn đó, nhà cửa đã mất, không biết xoay xở thể nào có tiền đưa chồng tôi trở lại Bệnh viện TP. Hồ Chí Minh để mổ đưa ruột vào trong bụng. Nếu để thời gian kéo dài, tính mạng chồng tôi rất nguy hiểm. Tôi mong mọi người có tấm lòng tốt giúp gia đình tôi vượt qua hoàn cảnh khó khăn này", chị Hạnh nghẹn ngào.

Theo ông Huỳnh Văn Hoang, Trưởng thôn Phú Trung 1, gia đình chị Hạnh có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bản thân ông Hoang  đã đi vận động người dân trong thôn gom góp tiền, gạo, mì… để chia sẻ phần nào cho gia đình chị Hạnh nhưng cũng chẳng thấm tháp gì. Chính quyền địa phương quan tâm, xét duyệt gia đình bà Hạnh vào diện hộ nghèo vào năm 2016-2017 và luôn tạo điều kiện những gì có thể giúp được. Với căn bệnh hiểm nghèo của anh Hiệp thì chỉ còn hy vọng đến sự chung tay của cộng đồng cứu giúp.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về chị Nguyễn Thị Hạnh, thôn Phú Trung 1, xã Vĩnh Thạnh, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; điện thoại: 0931608255; hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP. Cần Thơ, ĐT: 0292.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm