| Hotline: 0983.970.780

Chắc chắn chồng em sẽ giúp mẹ con em vững vàng, thanh thản sống

Thứ Tư 05/04/2017 , 06:50 (GMT+7)

Chị ơi, từ khi bốc mộ mẹ đến khi chồng em mất chỉ có 4 tháng thôi. Có kinh khủng không? Chết không rõ bệnh, cứ đau đầu mà chết.

Chị Dạ Hương kính!

Em là con dâu trong một gia đình lẫy lừng những danh hiệu. Bố chồng em là một lão làng được vị nể trong giới lão thành của ông. Mẹ em sinh thời cùng với bố cũng là một đôi ngang tài ngang sức.

Nhưng đến thế hệ chúng em, chúng em chỉ là người buôn bán nhỏ. Chúng em không nhà cao cửa rộng, nhờ ơn huệ của bố mà có nhà mặt tiền để làm ki-ốt thế thôi chị. Nhưng cửa hàng của em khi nào cũng đông khách, do chồng em có tay buôn bán. Hễ anh đứng ở cửa hàng là người đến nườm nượp, em bận đưa đón con cái đi học và chợ búa cơm nước cho cả bố luôn. Người anh họ chúng em thuê lại chay tịnh nên không xởi lởi mồm miệng, chính người này hay làm mất khách.

Vấn đề ở chỗ khi cải táng mẹ chồng em thì mộ kết mà bố nghe người anh họ chay trường này nên vẫn quyết định bốc cốt. Em chỉ nghe tả về sự kết thôi chứ không được thấy. Nhưng không hiểu sao từ lúc đó việc buôn bán nhà em bắt đầu xuống. Không có nguyên do chị ạ.

Rồi chồng em đổ bệnh, kêu đau đầu. Đi khám khắp các bệnh viện ở HN nhưng không có u hay bệnh gì chính xác cả. Nơi nói kẹt áp, nơi nói tuần hoàn não có vấn đề, nơi nói có triệu chứng tiền đình, nơi nói cao huyết áp đã lâu mà không biết. Chúng em chuyển sang đông y.

Chị ơi, từ khi bốc mộ mẹ đến khi chồng em mất chỉ có 4 tháng thôi. Có kinh khủng không? Chết không rõ bệnh, cứ đau đầu mà chết. Em đi cầu hồn, chưa cầu được, em đi xem, người bảo rõ ràng bà uất vì róc xương róc thịt bà, người bảo người âm cả họ nhà mẹ chồng em phản ứng.

Em sống mà như chết, sẽ chết. Em tin nhưng không biết làm sao để giải bài toán này. Em đã cho người anh họ nghỉ, em đang bán buôn cầm chừng để giữ chỗ. Em tâm sự để giãi bày với chị mà thôi. Sống mà run sợ thì sống sao đây chị?

------------------

Em thân mến!

Chị đã từng ở Bắc nên chị biết trong vấn đề mồ mả, hai miền Bắc Nam như hai quốc gia khác nhau vậy. Ở miền Nam là đào sâu chôn chặt, sau này còn phổ biến là hỏa táng nữa. Trong khi đó, ở Bắc chôn sơ, nghi thức đầy đủ và sau ba năm trở đi thì sang cát (cải táng), cho vào quách, khi đó mới mồ yên mả đẹp. Nếu bố mẹ hay người thân chưa sang cát và yên chỗ, lòng các thành viên gia đình băn khoăn bứt rứt không yên, từ đó ảnh hưởng đến việc làm, việc học và sức khỏe.

Chị tin có đời sống tâm linh phức tạp ở con người. Chẳng qua vì con người nhỏ bé quá trước thiên nhiên, siêu nhiên và những hiện tượng bí hiểm. Rất nhiều người tin thì sẽ sinh ra một thứ năng lượng, một thứ từ trường, một trường sinh học có lực tác động hẳn hoi. Ví như làm sao trong một trận bóng đá, đội nhà rất hay thắng, vì đó là sân nhà, nhiều người muốn họ thắng, ấy là trường sinh học cho trận cầu ấy, lợi thế có cho từng cầu thủ đội nhà.

Mộ kết chị có nghe nhưng cũng chưa từng thấy. Nhưng kinh nghiệm dân gian tổng kết rằng kết là tốt, khi gặp, người ta quyết tìm cách giữ lại và mua luôn chỗ đất chôn ấy để hình hành khu mộ mới cho gia tộc.

Mỗi vùng văn hóa đều có sự bền chặt văn hóa của tiểu vùng ấy. Và người ta tin vào kinh nghiệm sống của người xưa từ ngàn đời truyền lại. Mình nửa vời, vừa tin vừa không, nhưng cũng không nên tin cả, mà phải chọn lọc. Nếu đã tin thì làm theo kinh nghiệm, không tin thì tây học hoàn toàn, vừa sống vừa run là mình đã tin mà không dám theo, rất dở chỗ ấy.

Việc đã vậy, có lẽ nên đi chùa, đi đền, đi đình để cầu an cho gia tộc, cho chính lòng mình. Chắc chắn chồng em sẽ giúp mẹ con em vững vàng, thanh thản sống.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm