| Hotline: 0983.970.780

Chính quyền "ngạc nhiên"!

Thứ Năm 21/03/2013 , 14:11 (GMT+7)

Giới thiệu về khu vực trồng cây thuốc phiện với diện tích 2000 m2, H (ở bản Phiêng Cành, người dẫn đường) cho hay: Đây là khu vực núi Nà Ka, phần đất này thuộc tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, Sơn La) và xã Tân Lập nhưng người trồng thì không biết của ai.

Giới thiệu về khu vực trồng cây thuốc phiện với diện tích 2000 m2, H (ở bản Phiêng Cành, người dẫn đường) cho hay: Đây là khu vực núi Nà Ka, phần đất này thuộc tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, Sơn La) và xã Tân Lập nhưng người trồng thì không biết của ai.

>> Đột nhập ''vựa'' cây thuốc phiện lớn ở Tây Bắc

Ở đây, năm nào công an xã, huyện cũng đi triệt phá nhưng hiếm khi bắt được chủ nhân những loại cây này.

Chúng tôi đột nhập đúng thời điểm cuối mùa thuốc phiện nên cây đã cho quả, tuy nhiên vẫn còn một ít cây đang nở hoa. Quả thuốc phiện được cứa chi chít và những giọt nhựa đã đóng thành cục. Tại đây, thuốc phiện được trồng xen với rau cải. Thấy lạ, tôi thắc mắc với H: Sao người ta lại trồng lẫn như vậy? H bảo: Khi chưa ra hoa, thuốc phiện và cải rất giống nhau, họ trồng như vậy nhằm để tránh việc phát hiện. Không những thế, cải trồng chung với cây thuốc phiện ăn rất ngọt.


Hoa thuốc phiện trên đỉnh Nà Ka

Theo ghi nhận của chúng tôi, để có khu đất trồng cây thuốc phiện gần 2.000 m2 này những chủ nhân của nó đã chặt phá nhiều cây gỗ lớn. Trên khoảng đất ấy, có nhiều cây gỗ đường kính một người ôm không xuể nằm ngổn ngang đã bị đốt cháy sém.

Thấy chúng tôi chăm chú vào việc ghi hình, không lấy trộm cây thuốc phiện, H lên tiếng: “Các chú không lấy thuốc phiện à?”. Tôi trả lời: “Em sợ rồi, lỡ mang ra gặp chủ vườn thì bỏ mạng mất! Em không làm liều nữa, mình rút thôi”. Nghe vậy, H trấn an: “Tưởng các chú lấy mới sợ, còn không lấy chẳng ai đánh, giết mình đâu”.

Vừa đi, H chia sẻ: Mặc dù, Nhà nước đã cấm nhưng ở vùng này cây thuốc phiện được trồng lén lút. Mỗi năm vào tháng 9 - 10, người ta bắt đầu trồng cho đến tháng 3 năm sau thu hoạch. Khi quả thuốc phiện đến độ chín thì dùng dao lam hoặc dao găm nhỏ rạch thật khéo xung quanh mỗi quả từ 4 đến 5 đường.

Rạch lấy nhựa phải thật khéo tay, nếu rạch sâu quá thì nhựa sẽ chảy vào phía trong. Khi cạo lấy nhựa phải đúng mạch thì sẽ cho nhựa nhiều; nhựa quả thuốc phiện chảy xuống đọng dưới cuống và kết dính lại thành màu nâu đen. Trước đây, họ chỉ lấy nhựa, sau đó làm giống nhưng nay thu nhựa xong, cây được tận thu hết. Lá, thân, rễ, hoa và quả đều có thể bán lấy tiền.


Quả thuốc phiện được chích nhựa chi chít

"Ở đây có một ít thôi, cách đây khoảng 2 ngọn đồi đi về phía thị trấn Mộc Châu sẽ còn gặp nhiều nữa. Người lạ đến đây tìm mua cây thuốc phiện rất khó, tôi biết nơi này là do thường đi săn, qua lại nhiều lần", H tâm sự.

Sau nhiều ngày đột nhập “vựa” cây thuốc phiện, ngày 13/3/2013, chúng tôi trao đổi với ông Đặng Văn Mình, Chủ tịch UBND xã Tân Lập về việc tái trồng thuốc phiện trên địa bàn xã, ông Mình thừa nhận việc này là có. Ở xã có bản Phiêng Cành và Tả Phìn vẫn lén lút trồng nhưng diện tích chỉ vài trăm mét vuông. Mỗi năm, từ đầu vụ, chính quyền xã đã đến từng bản nhắc nhở mọi người, ký cam kết từng hộ gia đình không trồng thuốc phiện nữa.

Khi chúng tôi mang những thông tin, hình ảnh ghi lại được cho vị chủ tịch xã xem, ông Mình liền bác bỏ: “Địa phương không có nhiều thuốc phiện đến thế, việc trồng thuốc phiện chỉ có một số người nghiện lâu năm nên trốn vào rừng sâu trồng lén lút nhưng diện tích rất nhỏ”.


Phóng viên NNVN ở vựa cây thuốc phiện

Còn ông Hà Văn Huynh, Trưởng công an xã Tân Lập, khi xem xong những hình ảnh, cho rằng: “Trên địa bàn Tân Lập không có diện tích nhiều đến vậy. Ngày 7/3 vừa rồi, xã lập đoàn công tác đi xoá bỏ và phát hiện địa bàn trồng hơn 100 m2 trong núi Bãi Lau. Sau đó, xã tiến hành xoá tận gốc. Hình ảnh các anh cung cấp thì tôi khẳng định vùng đất này thuộc về tiểu khu Pa Khen, thị trấn Nông trường Mộc Châu, chứ không phải của xã Tân Lập”.

Lý giải việc tái trồng cây thuốc phiện ở địa bàn xã Tân Lập, ông Huynh và ông Mình đều chung một quan điểm rằng: Hiện ở xã có một số người già nghiện lâu năm nhưng không bỏ được. Do đó, đến mùa, họ vào tận rừng sâu khai phá đất rồi lén lút trồng. Số người nghiện này được đưa đi cai nhưng tình trạng sức sức khoẻ yếu, buộc phải trả về và chính quyền xã hết “thuốc chữa”.

Đặt vấn đề cây thuốc phiện không phải dùng lấy nhựa mà dùng để ngâm rượu, ông Huynh khẳng định: “Trước đây, có việc này xã đã ngăn chặn rồi. Tại xã có đối tượng Nguyễn Văn Hưng, quê ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên chuyên thu mua để ngâm rượu, sau đó đưa về xuôi tiêu thụ. Qua theo dõi, vào tháng 10/2012, Công an huyện Mộc Châu đã tiến hành khám xét và thu giữ 12 kg cây thuốc phiện khô và 10kg hạt. Hiện Hưng đang nhận án 24 tháng tù giam”.


Sau khi thu nhựa xong, lá, hoa, rễ, thân và quả đều tận thu hết để ngâm rượu

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, niên vụ 2011-2012 tình hình tái trồng cây chứa chất ma túy tiếp tục diễn biến rất phức tạp, diện tích tái trồng tăng, phạm vi ngày càng mở rộng, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành phố. Có khoảng 36 tỉnh, thành tái trồng cây thuốc phiện và cây cần sa, tăng 9 tỉnh so với năm 2011.

Trong năm 2012, lực lượng chức năng đã phát hiện và nhổ bỏ 402.999 m2 diện tích trồng cần sa và cây thuốc phiện, tăng khoảng 73.000 m2 so với năm 2011. Cũng trong niên vụ 2011 – 2012, lực lượng chức năng cả nước phát hiện và tiêu hủy gần 34 ha cây thuốc phiện, tập trung ở các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu... Riêng ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, cũng đã phát hiện và triệt phá trên 5 tấn cần sa tươi và gần 9.200 cây cần sa.

Để xác định vườn cây thuốc phiện chúng tôi “đột nhập” thuộc xã nào quản lý, chiều ngày 14/3, PV NNVN trao đổi với ông Đào Văn Đệ, Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Mộc Châu, khi PV hỏi về khu vực núi Nà Ka thì vị chủ tịch này còn không rõ thuộc của xã nào.

Chúng tôi cho xem những hình ảnh ghi lại được, ông Đệ mời Trưởng công an thị trấn Nông trường Mộc Châu Đào Xuân Tư để làm việc với PV. Cũng chẳng khác gì vị chủ tịch, ông Tư cũng không biết núi Nà Ka. Để xác minh thông tin, ông Tư bấm máy điện thoại cho công an viên tiểu khu Pa Khen để hỏi.

Cuộc trò chuyện kết thúc, ông Tư cho hay: “Nà Ka thì thuộc đất của thị trấn Nông trường. Tuy nhiên, rừng núi rộng lớn để xác nhận có phải thuốc phiện được trồng trên địa bàn chúng tôi hay không thì phải kiểm tra”.

Nói về tái trồng cây thuốc phiện, ông Tư cho biết: Mấy năm qua việc trồng cây thuốc phiện là có, tuy nhiên chỉ tập trung ở những bản bà con dân tộc Mông sinh sống. Ông Tư đơn cử: Như ở tiểu khu Pa Khen có hơn 340 hộ dân tộc Mông, hiện có hơn 20 người nghiện lâu năm (trên 70 tuổi hút thuốc phiện). Xã đã nhiều đưa họ đi cai nghiện nhưng tình trạng sức khoẻ yếu, do đó, số người này thường vào rừng sâu lén lút trồng. Hằng năm, chính quyền cũng đã mạnh tay xoá bỏ nhiều diện tích.

Ngay khi chúng tôi cung cấp thông tin, hình ảnh về việc người dân vẫn trồng cây thuốc phiện, một tổ công tác gồm 16 người thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu đã lên đường kiểm tra, tuy nhiên, họ không phát hiện được kết quả gì. Ông Tư cho rằng, vùng đất đó "có lẽ thuộc xã Tân Lập". Trong khi đó, công an xã Tân Lập lại nói, vùng đất đó thuộc về thị trấn Nông trường Mộc Châu.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm