| Hotline: 0983.970.780

Chung sống cùng cá sấu

Thứ Ba 23/10/2012 , 10:05 (GMT+7)

Mối quan hệ đáng kinh ngạc giữa con người và cá sấu ở ngôi làng Paga đã trở thành một đề tài được các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm.

Có một điều kì quái trong ngôi làng có tên Paga ở miền Bắc của quốc gia Tây Phi Ghana, nó chống lại các quy luật vẫn tồn tại trong tự nhiên và thách thức lại những nỗi sợ hãi thông thường của con người.

>> Ngôi làng trong tổ mối

Hầu hết những người không sống trong làng Paga đều mù mờ về mối quan hệ đặc biệt kì quái giữa dân làng và những con cá sấu khổng lồ ở đây. Đa số khi nghe đến chúng thường có phản ứng bỏ chạy, trái ngược hoàn toàn với những gì người bản địa vẫn thường làm ở Paga.

Ao của làng có khoảng 110 chú cá sấu to lớn sinh sống, đây là nơi chúng sinh hoạt và kiếm ăn hằng ngày. Nhưng sự thân thiện giữa cá sấu và con người ở đây đã đạt đến mức dân làng thoải mái bơi lội, tắm giặt mà chẳng sợ bị tấn công.

Không ai biết những con cá sấu này đã có mặt trong cái ao làng này từ khi nào. Tuy nhiên, người trông coi cá sấu ở đây là Yahaya Ahasan cho biết trong lịch sử của làng chưa ai từng bị chúng tấn công. Đây là điều rất đặc biệt vì cá sấu là loài động vật rất hung dữ, sẵn sàng tấn công con người khi xuất hiện trong lãnh địa hoặc giả bạn trông như thức ăn của chúng.

Ahasan cho biết, những con cá sấu ở đây rất hiền lành và không cảm thấy nguy hiểm từ phía dân làng. Ông nói: “Chúng tôi tin rằng đây là những linh hồn của những người trong làng. Đó là những con vật linh thiêng, chúng tôi không ghét, không giết và chẳng bao giờ làm hại chúng”.


Đây là nơi duy nhất mà bạn có thể thoải mái nghịch đuôi loài động vật 
ăn thịt hung dữ này

Ngay sau đó, Ahasan đã lội xuống ao ôm lấy một chú cá sấu trước sự ngạc nhiên của các phóng viên. Chú cá sấu lúc này trông chẳng khác gì khúc gỗ, bất động và vô hại, chỉ có điều là khúc gỗ này có hàm răng rất sắc nhọn. Người dân địa phương tiết lộ, một trong những nguyên nhân khiến người và cá sấu ở đây vẫn chung sống thân thiện với nhau là vì trong ao có rất nhiều ếch. Đây là nguồn thực phẩm chính và rất dồi dào cho lũ cá sấu.

Ngoài ra, dân làng cũng huấn luyện được 10 chú cá sấu đặc biệt với chế độ ăn riêng biệt là những miếng thịt gà thơm ngon. Bữa ăn này xuất hiện khi chúng ngoan ngoãn phục vụ tính tò mò của các khách du lịch đến thăm Paga. Họ có thể ngồi trên lưng, chơi đùa với đuôi cá sấu, thậm chí là lật ngửa chúng ra nếu chúng không quá ì ạch do ăn quá no.

Mặc dù đây là một khu vực hẻo lánh ở miền Bắc Ghana nhưng người dân địa phương đã có mối quan hệ lâu dài và quen với cuộc sống sôi động của phương Tây. Ghana là quốc gia châu Phi gần sa mạc Sahara nhất, nơi những người phương Tây đầu tiên đến để kinh doanh vàng và nô lệ từ thời xa xưa.

Mối quan hệ đáng kinh ngạc giữa con người và cá sấu ở ngôi làng Paga đã trở thành một đề tài được các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm và biến vùng đất Paga thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ghana.

Hàng triệu người trên khắp thế giới đã tới đây để chứng kiến một điều kỳ diệu, đồng thời cũng học cách làm thân với loài giáp xác hung dữ. Các hướng dẫn viên sẽ huýt sáo để thu hút sự chú ý của cá sấu và vẫy chúng bò lên mặt đất. Khi những con cá sấu tiến tới, họ sẽ thưởng cho chúng gà con.

Ngoài khách du lịch, làng Paga còn thường xuyên đón các đoàn sinh viên đến từ Mỹ tới đây để nghiên cứu văn hóa châu Phi. Sarah Barkan, cô sinh viên đến từ Pennsylvania, Mỹ đã rất ngạc nhiên với những chú cá sấu hiền khô ở Paga. Sau khi đùa chơi với những cái đuôi gai góc của chúng, Sarah cho biết: “Tôi cảm thấy hơi sợ hãi một chút nhưng rồi đã bình tĩnh và thích ngắm nhìn cách chúng di chuyển”.


Du khách thoải mái vui đùa với cá sấu ở Paga

Tuy nhiên, những con cá sấu ở đây cũng có tính khí rất thất thường, ngay sau khi có một con gà thơm ngon, chú cá sấu to đã ngoặm chặt đem về phía đầm nước cho con mình, bỏ mặc cô gái người Mỹ vẫn chưa hết ngạc nhiên. Mặc dù, Sarah chưa kịp thưởng thức cảm giác được cưỡi lên lưng cá sấu nhưng chuyến đi này cũng đã đủ để cô cảm thấy sự thân thiện của loài động vật này.

Mặc dù trông những con cá sấu rất hung dữ khi chúng xé những miếng thịt gà tươi sống nhưng người dân Paga nói rằng, nếu không có những món ăn "cải thiện" này, có thể chúng sẽ tìm đến gia súc của dân làng, trườn vào nhà để tìm thức ăn và xui xẻo hơn chúng có thể nhầm trẻ con trong làng với con mồi của mình.

Ngoài ra, những món "cải thiện" của cá sấu ở đây cũng không phải là vấn đề quá lớn với những người trông coi chúng. Thông thường, các khách du lịch đến thăm Paga sẽ ủng hộ một số tiền nho nhỏ để làm quỹ chăm sóc cho đàn cá sấu ở đây.

Vì thế, những buổi biểu diễn vẫn tiếp tục phục vụ du khách mỗi ngày và nếu một ngày Paga không còn nhận được tiền ủng hộ từ những người khách phương xa nữa thì họ vẫn có thể yên tâm về bản tính hiền lành của những chú cá sấu ở đây. Và có vẻ như những nhân vật chính của ngôi làng cũng rất hài lòng với sự sắp xếp này, phải chăng là do những miếng thịt gà tươi ngon?

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm