| Hotline: 0983.970.780

Đầu xuân thăm đền thờ “Trạng non”

Thứ Hai 22/02/2010 , 09:56 (GMT+7)

Ngày nay, Dương A thuộc xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Làng Dương A được người đời biết đến vì đây chính là làng của “Trạng non” Nguyễn Hiền.

Từ TP Nam Định qua cầu Đò Quan, theo quốc lộ 21 sáu cây số, rẽ trái theo con đường nhỏ có rất nhiều cây gạo trăm tuổi chừng hai cây số nữa, chúng tôi đến làng Dương A, một ngôi làng cổ có tuổi đời không dưới nghìn năm. Thời Trần, đây là xã Dương A huyện Thượng Hiền lộ Sơn Nam.

Ngày nay, Dương A thuộc xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Làng Dương A được người đời biết đến vì đây chính là làng của “Trạng non” Nguyễn Hiền.  

Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền đang được trùng tu, tôn tạo

Trong lịch sử chừng một ngàn năm của khoa cử phong kiến Việt Nam, khởi đầu từ triều Lý và kết thúc ở triều Nguyễn, các triều đại đã tổ chức hàng trăm khoa thi Hội, thi Đình, lấy đỗ ngót ba ngàn Tiến sỹ, trong đó có 46 “Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh”, tức Trạng nguyên. Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh, đỗ khoa Ất Mão (1075) triều Lý Nhân Tông và Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ, đỗ khoa Bính Thìn (1736) triều Lê Ý Tông.

Trong 46 Trạng nguyên ấy, có ba Trạng già nhất và một Trạng trẻ nhất. Ba Trạng già là Vũ Tuấn Chiêu, đỗ Trạng khoa Ất Mùi (1475) triều Lê Thánh Tông, Nguyễn Xuân Chính, đỗ Trạng khoa Đinh Sửu (1637) triều Lê Thần Tông và Nguyễn Đức Lượng, đỗ Trạng khoa Giáp Tuất (1514) triều Lê Tương Dực. Vũ Tuấn Chiêu và Nguyễn Xuân Chính đỗ Trạng khi đã 50 tuổi còn Nguyễn Đức Lượng đỗ năm 51 tuổi (thời trước, 50 tuổi đã là tuổi lên lão rồi). Trạng nguyên trẻ nhất chính là Nguyễn Hiền, ông đỗ khoa Đinh Mùi (1247) triều Trần Thái Tông khi mới 13 tuổi. Dân gian đặt hiệu “Trạng non” cho ông là vì thế. Cùng khoa thi đó, Lê Văn Hưu, nhà sử học lừng danh, tác giả bộ Đại Việt Sử Ký, cũng đỗ Bảng nhãn, tức là đỗ thứ hai sau Nguyễn Hiền.

Dẫn chúng tôi đi thăm đền thờ “Trạng non” đang được trùng tu, tôn tạo, cụ Nguyễn Quang Phách, hậu duệ đời thứ 28 của Trạng Hiền, cho biết:

- Đền này làm trên nền nhà cũ (cố trạch) của quan Trạng. Từ khi tiến hành trùng tu đền, dân làng rước bài vị của ngài ra thờ tạm ở đình Đông. Nếu hết quý 2 năm nay mà xong thì lại tổ chức rước về đền cũ.

Cũng theo cụ Phách, thì Trạng nguyên Nguyễn Hiền có ba người con trai, một ở quê, một sang Hưng Yên lập nghiệp còn một người vào ở tận Nghệ An. Các thế hệ hậu duệ của Trạng qua bốn đời đều làm quan dưới triều Trần đến các trọng chức như Đại Tư Đồ, Thái Bảo… Hậu duệ đời thứ 12 của Trạng có Nguyễn Oanh đỗ Tiến sỹ khoa Tân Sửu (1496) triều Lê Thánh Tông, làm quan đến Lễ Bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sỹ, Nhập thị Kinh diên, được vua ban tước Bá. Đời thứ 15 có Nguyễn Minh Dương đỗ Thám hoa khoa Canh Tuất (1550) triều Mạc Phúc Nguyên.

Ngày nay, con cháu của Trạng có người làm đến cấp tướng trong quân đội, cấp tá thì rất nhiều, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ rất nhiều. Tỉnh Nam Định có cả chục trường học mang tên Nguyễn Hiền. Những năm gần đây, các chi họ Nguyễn có gốc gác từ quan Trạng ở Hưng Yên, Nghệ An đều đã về Dương A nhận tổ. Thời trước, trước mỗi kỳ thi, nhiều sỹ tử các nơi đổ về đền thờ quan Trạng thắp hương cầu thi đỗ. Thời nay, trước các kỳ thi tốt nghiệp hay thi đại học, số học sinh về thắp hương xin Trạng “khai tâm”, xin phù trợ cho thi đỗ càng đông hơn…

Sở dĩ có chuyện ấy, vì Nguyễn Hiền là một vị Trạng nguyên huyền thoại. Đã có rất nhiều câu chuyện đẹp (giai thoại) xung quanh ông Trạng này. Truyền rằng sau khi treo bảng, các Tiến sỹ được vào bái yết nhà vua. Thấy Nguyễn Hiền bé loắt choắt trong bộ áo mũ Trạng nguyên quá khổ, vua Trần Thái Tông hỏi:

- Trạng học ai?

“Trạng non” trả lời:

- Tâu bệ hạ, thần lúc nhỏ ở chùa, chẳng học ai cả. Chỉ khi nào không hiểu thì mới hỏi sư ông vài chữ thôi ạ.

Nhà vua lắc đầu, cho là trẻ con chưa biết lễ nghĩa, bèn truyền cho Trạng về quê học lễ ba năm rồi mới bổ dụng. Hẳn là khi ban lệnh ấy, nhà vua quên phắt mất rằng khi làm vua, ngài cũng chỉ mới lên 8, còn kém Trạng những 5 tuổi. Nguyễn Hiền thản nhiên ra về. Những năm tháng ấy, triều đình Đại Việt đang phải đối phó rất căng trước sự dòm dỏ của nhà Nguyên.

Một lần sứ Nguyên sang, để dò xem nước ta có nhân tài hay không, sứ Nguyên đưa một tờ giấy viết 4 câu “Lưỡng nhật bình đầu nhật/ Tứ sơn điên đảo sơn/ Lưỡng vương tranh nhất quốc/ Tứ khẩu tung hoành gian” (Hai mặt trời bằng đầu/ Bốn ngọn núi điên đảo/ Hai vua tranh một nước/ Bốn cái miệng ngang dọc) và hỏi đó là chữ gì. Các quan không ai đoán được, khiến nhà vua rất lúng túng. Triều thần tâu vua xin gọi Trạng Hiền đến, may ra mới giải được. Nhà vua phái một viên quan mang chiếu chỉ, phi ngựa suốt ngày đêm về triệu Trạng.

Tìm đến nhà Trạng, thấy sáu bẩy thiếu niên xúm xít trong bếp đang đun canh, viên quan liền đọc một vế đối “Ngô văn quân tử viễn bào trù, hà tu mỵ Táo” (ta nghe nói người quân tử xa chỗ bếp núc, sao lại nịnh ông Táo thế). Nào ngờ một thiếu niên đáp ngay: “Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại, khả tạm điều canh” (Ta vốn ở ngôi khanh tướng, nhưng nay tạm nếm canh). Biết chắc đấy là Trạng Hiền, viên quan liền tuyên chiếu. Nhưng Trạng lắc đầu:

- Trước, vua chê ta không biết lễ. Nay thì chính nhà vua cũng không biết lễ. Ta không phụng chiếu đâu.

Nghe viên quan tâu lại, nhà vua ngộ ra, lập tức phái người mang võng lọng về đón, lúc đó Trạng mới chịu lên kinh. Trước văn võ bá quan và cả sứ Nguyên, “Trạng non” cầm bút viết một chữ “Điền” khiến triều thần và sứ Nguyên vô cùng bái phục. Sau việc này, nhà vua bãi bỏ cái lệnh “về quê học lễ ba năm”, giao ngay cho Trạng chức Ngự sử đài Đô ngự sử (chức quan có trách nhiệm vạch tội những triều thần làm sai và can gián nhà vua), chẳng bao lâu, vua thăng Trạng làm Thượng thư bộ Công. Trên cương vị này, Nguyễn Hiền đã có công trạng rất lớn với dân, với nước, đặc biệt là trong việc đắp đê chống lụt (Một trong những chức năng của bộ Công là phụ trách xây dựng), nhưng chỉ được mấy năm thì ông mất.

Được tin Nguyễn Hiền mất, nhà vua vô cùng thương tiếc, ngài ra lệnh cho dân Dương A xây đền thờ Trạng ngay trên nền nhà cũ, cấp 5 mẫu ruộng để dùng vào việc cúng tế hàng năm và, để kiêng tên huý ông, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền thành huyện Thượng Nguyên. Các triều đại sau phong ông là “Trác vỹ Thượng đẳng thần”.

Trạng nguyên Nguyễn Hiền hưởng dương được có 21 năm. Tài cao mà không thọ. Tiếc thay!

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm