| Hotline: 0983.970.780

Đường 2.300 tỷ 'đắp chiếu' sau 2 tháng thông xe, thành bãi chăn thả trâu bò

Thứ Tư 27/07/2016 , 15:01 (GMT+7)

Cách đây hơn 2 tháng, tuyến đường trục trung tâm nối Khu đô thị Mê Linh - Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc dài gần 15 km đã chính thức thông xe. Tuy nhiên, vì vướng mắc giữa chủ đầu tư (UBND tỉnh Vĩnh Phúc) với nhà thầu (Công ty POSCO E&C Hàn Quốc) nên...

Tuy nhiên, vì vướng mắc giữa chủ đầu tư (UBND tỉnh Vĩnh Phúc) với nhà thầu (Công ty POSCO E&C Hàn Quốc) nên chỉ sau vài tuần đi vào hoạt động, tuyến đường có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng đã bị dựng rào chốt chặn hai đầu, trở thành bãi chăn thả trâu bò.

Lập chốt chặn xe

Giữa tháng 5, con đường đi vào hoạt động sau 4 năm thi công. Tuyến đường dài 15km với vận tốc thiết kế 80km/h. Trong đó, đoạn qua địa phận Hà Nội dài 12km, với điểm đầu là đường Bắc Thăng Long - Nội Bài thuộc xã Nam Hồng, huyện Đông Anh và điểm cuối tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Toàn tuyến được thiết kế hiện đại, mặt cắt ngang rộng 100m, mỗi bên có hai làn xe cơ giới. Dải phân cách giữa rộng 9m, vỉa hè 13m và mỗi bên đường gom rộng gần 7m.

Sau khi ngừng lưu thông, cả hai điểm đầu và cuối bị chắn bởi hàng rào tôn, ngăn cấm xe qua lại. Tại một số đoạn, nhiều hạng mục vẫn ngổn ngang, đất đá được đổ ngay giữa đường, khu đất hai bên lề đường và chính giữa cỏ mọc um tùm được người dân tận dụng chăn thả trâu bò và phơi rơm rạ…

10-41-51_nh-3
10-41-51_nh-1
Người dân tận dụng cỏ mọc um tùm để chăn thả bò

 

“Do bị chặn hai đầu nên xe cộ đi lại rất bất tiện. Ngay cả tôi, làm cán bộ huyện, nhưng khi về nhà ngoại, đi qua đoạn đường bị chặn hàng rào, mình cũng phải xin mãi họ mới cho đi”, một cán bộ huyện Mê Linh nói.

Trước câu hỏi về việc lập hàng rào chặn xe hai đầu tuyến đường, một người đàn ông tên Trung, mặc áo bảo vệ tự xưng là nhân viên phụ trách việc chặn xe trên tuyến đường cho nhà thầu tiết lộ, lý do đường đang bị cấm là vì giữa nhà thầu và chủ đầu tư đang gặp vướng mắc tài chính.

10-41-51_nh-4
Con đường bị lập chốt chặn 2 đầu

 

“Khi nào có tiền, chúng tôi lại mở cho xe cộ lưu thông. Ngoài ra, một số hạng mục đang trong quá trình hoàn thiện nên vẫn phải chặn xe, chỉ duy nhất xe của dự án mới được ra vào để chở vật liệu”, ông Trung nói.

Tiềm ẩn tai nạn giao thông

Trên tuyến đường có nhiều điểm giao cắt với đường dân sinh đã hình thành từ trước, nên lượng phương tiện qua lại rất lớn. Nhưng tại các điểm giao cắt này không có biển cảnh báo cũng như hệ thống đèn tín hiệu, vòng xuyến... Từ đó người điều khiển giao thông thường xuyên “rơi” vào đường cấm, gặp nguy hiểm khi đi ngược chiều.

10-41-51_nh-8
Ảnh: Mai Huyền

 

Dù mới thông xe kỹ thuật, nhưng trên tuyến đường đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra là do người tham gia giao thông đi ngược chiều tông vào nhau, tự ngã do đâm phải các đống đất đá, trượt bánh xe do cát sỏi, hay đâm vào hàng rào chắn ngang đường do trời tối.

Chị Đặng Thu Giang, một người dân ở Khu 1 (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) cho biết, từ ngày tuyến đường được thông xe đến nay, trên địa bàn đã xảy ra gần chục vụ tai nạn. “Nguyên nhân do đường còn ngổn ngang đất đá, cát sỏi, tại các điểm giao cắt chưa có đèn tín hiệu”, chị Giang nói.

10-41-51_nh-5
Ảnh: Mai Huyền

 

Với tư cách là cán bộ quản lý đô thị, ông Quách Sỹ Dũng, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Mê Linh cho rằng “với dự án này, huyện Mê Linh được hưởng lợi nhiều nhất vì phần lớn tuyến đường đi qua địa bàn, song có những vấn đề ngoài tầm kiểm soát của địa phương. Trách nhiệm của Mê Linh là bàn giao mặt bằng và chúng tôi đã bàn giao đúng tiến độ. Còn việc đường chưa lưu thông là do vướng mắc giữa chủ đầu tư và nhà thầu”, ông Dũng nói.

Đường trục trung tâm Khu đô thị mới Mê Linh với tỉnh Vĩnh Phúc khởi công tháng 9/2011, làm lễ thông xe ngày 14/5/2016, với tổng mức đầu tư trên 2.300 tỷ đồng (vốn vay ODA từ Nhật Bản gần 1.000 tỷ). Công ty POSCO E&C Hàn Quốc là nhà thầu chính. 

Để phục vụ dự án, các địa phương đã phải thu hồi gần 142ha đất, trong đó Hà Nội (2 huyện Mê Linh và Đông Anh) hơn 128ha, Vĩnh Phúc trên 13,6ha. Phần lớn là đất nông nghiệp chuyên trồng hoa, cấy lúa.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm