| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục hậu quả mưa úng

Thứ Hai 13/08/2012 , 11:12 (GMT+7)

Cục Trồng trọt vừa có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh vùng ĐBSH về việc chỉ đạo SX khắc phục hậu quả mưa úng.

Cục Trồng trọt vừa có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh vùng ĐBSH về việc chỉ đạo SX khắc phục hậu quả mưa úng.

Công văn nêu: Do ảnh hưởng mưa lớn từ ngày 6-9/8 đã làm úng ngập hàng ngàn héc ta lúa mùa ở một số tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng... Để khắc phục kịp thời hậu quả do mưa lớn gây ra, nhằm đảm bảo kế hoạch SX vụ mùa, GĐ Sở NN-PTNT các tỉnh tập trung chỉ đạo một số nội dung sau:

1. Tập trung tiêu úng, thoát nước cho diện tích lúa bị ngập úng; tăng cường công tác nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu kết hợp biện pháp thủy triều (tiêu qua các cống) để cứu lúa vùng bị ngập; khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập nặng.

2. Kiểm tra rà soát, tổng hợp toàn bộ diện tích mạ còn lại, khoanh vùng và chỉ đạo giữ, chăm sóc, bảo vệ mạ còn lại để cấy bổ sung, đề phòng mất lúa sau ngập úng.

3. Khẩn trương rà soát lại diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ từ địa phương và TƯ cho người dân kịp thời. Những diện tích rau màu bị thiệt hại cần có kế hoạch triển khai gieo trồng lại ngay nếu khung thời vụ cho phép. Với diện tích lúa bị thiệt hại hoàn toàn, có thể sử dụng giống lúa cực ngắn như P6 ĐB để gieo cấy lại hoặc chuyển sang gieo trồng cây màu phù hợp.

4. Chăm sóc lúa sau mưa, úng:

- Đối với các chân ruộng bị ngập lút 2-3 ngày: Sau khi thoát nước, lúa đã phục hồi, cần bón bổ sung thêm 10-15% lượng phân bón NPK, đồng thời phun các chế phẩm sinh học qua lá như NEB26, phân bón lá KH, NH, Bioplant, Superplant... giúp lúa nhanh phục hồi sinh trưởng.

- Với những ruộng lúa bị chết nhiều, sử dụng mạ dự phòng cấy hoặc dặm lại. Nơi nào không còn mạ dự phòng có thể tỉa lúa ở những ruộng đang đẻ rộ, những ruộng ở chân cao, vàn cao không bị ảnh hưởng của mưa úng để cấy, dặm cho ruộng bị ngập úng, bón bổ sung 15-20% lượng phân NPK để lúa sinh trưởng tốt.

5. Tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bạc lá... để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra.

6. Phân công các đoàn công tác tăng cường về các cơ sở, trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả của thời tiết xấu, khôi phục SX, tăng cường thông tin đại chúng tại địa phương, thường xuyên thông báo tình hình thời tiết và hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp, có hiệu quả cao.

7. Thời tiết trong những ngày tới còn diễn biến phức tạp, yêu cầu các địa phương theo dõi sát tình hình SX để có biệp pháp ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết gây ra.

Xem thêm
Phát hiện cơ sở chuyên xử lý lợn ốm chết ở Vĩnh Phúc

Chủ cơ sở ở Vĩnh Phúc cho biết, lợn thu mua của dân đó đều là các con bị ốm do xuất huyết hoặc yếu do nắng nóng hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Sầu riêng rụng quả non hàng loạt do sốc nhiệt

KHÁNH HÒA Nhiều diện tích sầu riêng ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang thời kỳ quả non bị rụng hàng loạt do sốc nhiệt.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).