| Hotline: 0983.970.780

Mô hình nuôi lươn độc đáo, thu tiền tỷ mỗi năm

Thứ Năm 03/11/2016 , 08:24 (GMT+7)

Anh Trần Thiện Phi ở ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã khởi nghiệp nuôi lươn bằng một ý tưởng vô cùng sáng tạo và thành công ngoài mong đợi.

14-28-47_1-nh-trn-thien-phi-dung-ben-phi-dng-gioi-thieu-mo-hinh-nuoi-luon-moi-me-voi-khch-hng
Anh Trần Thiện Phi (phải) giới thiệu mô hình nuôi lươn
 

Anh là một nông dân từng trải qua nhiều nghề khác nhau như làm ruộng, nuôi gà, vịt, nuôi cá nhưng không có nghề nào cầm chân anh được lâu dài. Nhiều đêm anh đã vắt óc suy nghĩ nên nuôi con gì, trồng cây gì cho có hiệu quả! Thế là sau một thời gian đi học hỏi kinh nghiệm, anh đã chọn con lươn làm vật nuôi chủ lực.

Trước khi bắt tay vào việc, anh mạnh dạn đầu tư, xây dựng các bể nuôi theo đúng quy cách kỹ thuật và chọn mô hình nuôi lươn không bùn. Nhờ vậy mà trong vòng ba năm số bể nuôi đã tăng lên 20, tương đương với 500m2.

Không dừng lại ở đó, anh luôn ôm ấp một ý tưởng là làm thế nào để sản xuất được lươn giống vì con giống ngoài thiên nhiên rất khan hiếm. Nghĩ là làm. Anh đã nhờ một chuyên gia thủy sản hướng dẫn vể kỹ thuật nuôi lươn cho sinh sản. Nhờ vậy mà sau một thời gian mày mò anh đã thành công và chủ động được con giống.

14-28-47_2-mo-hinh-nuoi-luon-khep-kin-vu-nuoi-luon-vu-sn-xut-ru-sch
Mô hình nuôi lươn khép kín
 

Hiện mỗi năm anh đã sản xuất trên 100.000 con giống. Ngoài ra, anh còn hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho nhiều người nuôi nên con giống không đủ cung cấp. Theo kinh nghiệm của anh, muốn cho con lươn khỏe mạnh, chóng lớn nên cho chúng ăn cá biển kết hợp với thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, vào mùa nước nổi, ốc bươu dồi dào nên tận dụng làm thức ăn cho lươn để giảm bớt được chi phí.

Theo tính toán của anh, với 20 bể nuôi, mỗi năm thu hoạch từ 8  10 tấn lươn thương phẩm. Tính ra thành tiền, mỗi năm thu về trên bạc tỉ. Nhờ thả nuôi nhiều đợt nên lươn thu hoạch quanh năm, thời điểm lươn có giá cao nhất là gần Tết và khoảng tháng 3 - 4.

Ngoài nuôi lươn, anh còn có sáng kiến trồng rau cần nước (cần ống) trên mặt bể và các loại rau răm, rau om, mướp xen kẽ vào các khoảng đất trống theo mô hình chăn nuôi khép kín giúp tăng thêm thu nhập. Chỉ riêng rau cần ống, bình quân mỗi ngày anh cũng thu hoạch khoàng 20kg, bán với giá 15.000 đ/kg. Đó là những loại rau sạch, hoàn toàn không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

14-28-47_3-luon-giong-chun-bi-th-nuoi
Lươn giống chuẩn bị thả nuôi
 

Anh còn có một ý tưởng táo bạo nữa là sẽ dùng lưới bao quanh diện tích nuôi lươn rồi mua chim sâu và chim sắt thả vào cho chúng ăn sâu để phát triển các vườn rau mà không cần đến thuốc trừ sâu. Dự định này anh sẽ thực hiện vào cuối năm nay.

Bằng tính năng động, cần cù sáng tạo và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, anh Trần Thiện Phi đã xây dựng được mô hình chăn nuôi hiệu quả cao. Đây là một nông dân thành đạt, năm 2015 anh được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam.

 

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.