| Hotline: 0983.970.780

Người 'đặc biệt' nơi vùng cao biên viễn xứ Nghệ

Thứ Năm 22/03/2018 , 14:30 (GMT+7)

Chúng tôi đã nhiều lần được nghe kể về bác sỹ Và Bá Tủa, người con của bản Huồi Cọ. Nhưng phải đến khi được “diện kiến” mới hiểu vì sao ông được gọi là “người đặc biệt” ở vùng đất biên viễn này.

Bệnh nhân “được” nợ tiền khám

Học hết THPT đúng vào thời điểm bản Huồi Cọ xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) xuất hiện dịch bệnh tiêu chảy, sốt rét, Và Bá Tủa, sinh năm 1970, chứng kiến nhiều hủ tục “đuổi con ma rừng” của đồng bào. Mỗi khi bị bệnh, thay vì đưa bệnh nhân đến bệnh viện, đồng bào thường mời thầy mo đến cúng đuổi ma, bắt người bệnh nhịn ăn cơm trắng nhiều ngày... Không ít người đã chết oan vì những hủ tục.

13-04-23_bc_sy_v_b_tu_vi_cuu_tinh_cu_dong_bo_vung_bien_vien_ty_nghe_n
Bác sỹ Và Bá Tủa, vị cứu tinh của đồng bào vùng biên viễn tây Nghệ An

Huồi Cọ nói riêng và các bản vùng biên viễn xã Nhôn Mai nói chung cách trung tâm huyện lỵ hàng trăm km đường rừng, nhận thức của đồng bào còn hạn chế. Phương tiện lúc bấy giờ chưa như ngày nay, đường đến huyện chỉ là những lối đi nhỏ ven rừng. Đưa bệnh nhân ra đến bệnh viện huyện phải đi bộ mất 3-4 ngày.

Gia đình không có người làm ngành y nhưng những biến cố đối với dân bản hiện ra trước mắt khiến Tủa từ nhỏ đã có ước mơ sau này trở thành thầy thuốc giỏi để chữa bệnh.

Năm 1992, Tủa thi vào trung cấp y, đến năm 1997 được bổ nhiệm làm Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nhôn Mai. Năm 2002, Tủa học lên đại học và tiếp tục làm đứng đầu trạm Y tế xã Nhôn Mai suốt hơn 20 năm qua.

“Bố Tủa cũng là một thầy mo, chữa bệnh cho dân bản. Nhưng khi Tủa đi học về, bố Tủa nói, con đi học về thì bố mất việc. Cũng kể từ đó, mỗi khi nhà ai có người bệnh, bố Tủa thường đến tận nhà vận động đến trạm xá để khám và điều trị. Nhờ thế, ngày càng có nhiều người bệnh đến với trạm xá hơn” – bác sỹ Tủa tâm sự.

Không được đào tạo về đông y nhưng Tủa nhận thấy thực tế nhiều bài thuốc của thầy mo lấy từ cây thuốc trong rừng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Gặp những ca khó chữa, bệnh nhân không chịu lên tuyến trên, Tủa lại trao đổi với các thầy mo để tìm cách cứu người. Nhờ thế, nhiều ca bệnh đã được Trạm Y tế xã Nhôn Mai chữa khỏi.

Trạm y tế xã là nơi khám chữa bệnh ban đầu, chỉ chữa trị những bệnh thông thường. Nhưng thực tế ở địa phương nhiều lúc phải đặt cái tâm của người bác sỹ lên trên trách nhiệm. Đó là những lúc người nhà nằng nặc đưa bệnh nhân về nhà chờ chết nếu trạm xá không chịu cứu chữa.

“Nếu ta không chữa được, người nhà bệnh nhân cũng sẽ đưa về nhà chờ chết! Nhiều lúc đồng bào nói “ta chỉ có 2 trăm nghìn thôi, nếu không chữa thì ta đưa về nhờ thầy mo cúng”. Biết là họ sẽ không đi bệnh viện huyện mà ở nhà chịu chết, biết là vượt quá thẩm quyền của trạm xá nhưng vì mạng sống của đồng bào, Tủa cũng phải làm liều. Nhiều ca may mắn đã thoát chết như thế”, bác sỹ Tủa phân trần.

Việc khám chữa bệnh ở Trạm xá xã Nhôn Mai nhiều lúc khiến cán bộ ở đây dở khóc dở cười. Đó là lúc trạm xá sử dụng thuốc vượt quá mức quy định khiến ngành bảo hiểm không xuất toán, chuyển sang năm sau. Là lúc đồng bào chỉ đem vài trăm nghìn đồng đến trạm xá nhưng tiền chữa trị lên đến cả triệu đồng.

“Có năm, ngành bảo hiểm không xuất toán cả chục triệu đồng. Và đến nay, bệnh nhân còn nợ tiền khám chữa bệnh trạm y tế xã lên đến hơn 40 triệu đồng. Chưa biết cách giải quyết vấn đề này như thế nào nhưng cứ cứu được người là Tủa vui lắm”, bác sỹ Tủa nói.
 

Bệnh nhân gọi bác sỹ bằng bố

Năm 1992, sau khi được bác sỹ Và Bá Tủa mổ và cắt hết phần u bướu gần 3 kg, ông Và Lia Ninh tại bản Piêng Cọp, xã Mai Sơn như được sinh ra lần thứ 2. Các bệnh viện tuyến trên chẩn đoán ông Ninh bị ung thư giai đoạn cuối, về nhà chờ chết. Không đành để ông Ninh chết nhưng cũng không có tiền, người nhà đưa ông Ninh đến gặp Tủa và nhất quyết nhờ phẫu thuật cắt phần u để điều trị.

“Tủa tiêm thuốc giảm đau rồi cắt phần u sau đó điều trị bằng kháng sinh. Sau này, ta mới biết mình chỉ bị u bướu thông thường. Đến nay ta đã trên 60 tuổi, khỏe mạnh và đổi tên thành Và Nhìa Sáu, theo tiếng Mông có nghĩa là từ nay không có ma nào dám về”, ông Ninh cười hiền.

Được cứu sống, dù nhiều tuổi hơn nhưng ông Ninh nhất quyết gọi Tủa bằng bố và cứ vài tuần lại đánh đường rừng ra Trạm Y tế xã Nhôn Mai thăm.

13-04-23_bc_sy_v_b_tu_thm_khm_mot_benh_nhi_den_tu_huyen_ky_son
Bác sỹ Và Bá Tủa thăm khám một bệnh nhi đến từ huyện Kỳ Sơn

Năm 2014, khi đó có 42 học sinh tại xã Mai Sơn mắc căn bệnh lạ. Nhiều nhà đã mời thầy mo về cúng đuổi ma, Trạm xá xã Mai Sơn cũng lúng túng không biết cách xử lý. Trong một lần thăm khám, bác sỹ Tủa khẳng định đây là bệnh sởi. Sau khi báo cáo lên Trung tâm y tế huyện Tương Dương, bác sỹ Tủa được điều động sang phụ trách bệnh viện dã chiến ở Mai Sơn. Gần hai tuần sau, các ca bệnh đều đã qua cơn nguy kịch, không có người tử vong.

Cuối năm đó, bác sỹ Và Bá Tủa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen Vì có thành tích chống dịch sởi. Năm 2017, một lần nữa bác sỹ Tủa lại được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen vì những hi sinh thầm lặng trong nghề y.

Mỗi năm, Trạm Y tế xã Nhôn Mai nhận chữa trị cho trên 4.000 bệnh nhân. Không chỉ bệnh nhân trong xã, các xã khác như Mai Sơn, Hữu Khuông (Tương Dương), Tri Lễ (Quế Phong), Mỹ Lý, Mường Lống (Kỳ Sơn), kể cả người nhà ở xã Phà Đánh, huyện Săm Tờ (Lào) cũng vượt đường rừng đưa bệnh nhân đến đây gặp bác sỹ Tủa. Ngoài những bệnh thông thường, nhiều trường hợp bác sỹ Và Bá Tủa còn phải thực hiện những ca khó mà trạm y tế buộc phải chuyển lên tuyến trên như tháo khớp, khó đẻ, đứt nhau thai trong bụng do sản phụ tự ý đẻ ở nhà…

Box: "Ở đây, việc đồng bào gặp những tai nạn trong lao động, vết thương hở trên 10 cm thì nhiều lắm! Về nguyên tắc phải chuyển lên tuyến trên. Nhưng nếu di chuyển vài tiếng đồng hồ đến bệnh viện huyện thì bệnh nhân mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong. Dân bản bảo, nếu trạm xá không chữa thì sẽ đưa bệnh nhân về mời thầy mo cúng. Mà đưa về thì chết chắc! Tủa phải làm liều khâu vết thương và sử dụng các loại thuốc. Đương nhiên là những trường hợp này số lượng thuốc bảo hiểm không đủ, bệnh nhân phải mua thêm thuốc. Nhưng đồng bào không có tiền, chữa xong bệnh ra về còn phải nợ trạm xá!".

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.