| Hotline: 0983.970.780

Người hùng núi Trạc Nai

Thứ Năm 17/11/2011 , 11:07 (GMT+7)

Hàng ngày Hòa trèo lên dãy núi Trạc Nai nhìn lại những gì mà quá khứ mình gây ra anh cảm thấy có lỗi với rừng, có lỗi với bà con. Năm 2001, Hòa quyết định nhận khoán lại khu Trạc Nai...

Anh Hòa giới thiệu về khu rừng Trạc Nai
Núi Trạc Nai một thời bị lâm tặc “oanh tạc” đến nay đã được phủ bởi màu xanh của tán cây keo, tràm do chính một lâm tặc trước kia làm chủ rừng. Đó là anh Nguyễn Văn Hòa, khu 4, xã Yến Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

>> Đại ca đá đỏ quay đầu lại là... rừng
>> Trả nợ rừng xanh

Con đường sa ngã

Anh Nguyễn Văn Hòa sinh năm 1963 trong một gia đình có 9 anh chị em. Hòa luôn được bố mẹ quan tâm, cho đi học tử tế. Vốn là người thông minh nên Hòa học rất giỏi, được thầy cô bạn bè quý mến. Và, anh trở thành niềm hi vọng lớn của cả gia đình nhưng niềm hi vọng ấy sớm trở thành nỗi thất vọng khi Hòa "gác bút" để cầm búa rìu vào rừng tàn phá cây cối.

Con đường trở thành lâm tặc của Hòa cũng thật đơn giản. Thời còn học phổ thông Hòa nổi tiếng là người nghịch ngợm, toàn nghĩ ra những trò chơi “độc” mà chưa ai từng chơi. Với dáng người cao to, cộng với chút năng khiếu nên Hòa đã được mời vào đội bóng chuyền của lâm trường; được đi thi đấu ở khắp các huyện, tỉnh và có chút ít về tiếng tăm. Từ chỗ có chút ít danh tiếng, chàng trai này nghĩ rằng phải làm gì đó cho “xứng tầm”. Mà muốn xứng tầm thì phải… có tiền.

Để đáp ứng được thỏa mãn của mình, Hòa đã nghĩ ra cách chặt gỗ mang đi bán lấy tiền tiêu xài. Một vài lần quen hơi, lúc không có tiền Hòa không sao chịu nổi lại tiếp tục “làm vài cuốc”. Thời gian đầu Hòa chỉ tranh thủ đi chặt gỗ vào ban đêm, rồi cái máu kiếm tiền ngấm dần vào con người Hòa, anh liên tục nghỉ học để đi buôn gỗ lậu. Tuy đang còn ở cái tuổi ăn học này nhưng Hòa đã được những "đàn anh" trong giới buôn bán gỗ lậu nể phục với những chuyến gỗ trót lọt.

Mỗi chuyến gỗ về xuôi Hòa cũng kiếm được cả lượng vàng. Cánh rừng Trạc Nai ngày đó bị tàn sát, mỗi ngày có hàng chục cây gỗ to cả hai ba người ôm bị đốn hạ. Chẳng bao lâu rừng Trạc Nai chỉ còn trơ trọi lại gốc cây khô và đá cằn cỗi. Và khi "máu" rừng đã kiệt thì tiền trong túi Hòa cũng căng phồng. Để tiếp tục cho những chuyến buôn lậu gỗ liên tỉnh, Hòa đã dùng số tiền đó sắm ba chiếc xe ô tô trọng tải lớn để hành nghề. Khi có xe rồi, Hòa thuê người chạy khắp các cánh rừng lân cận để tận thu và gom gỗ của các lâm tặc nhỏ lẻ.

Năm 1995, sau khi ký kết và nhận tiền của một trùm gỗ lậu khét tiếng vùng Tây Bắc, Hòa cho đàn em của mình đánh hai chuyến xe chở đầy gỗ xuống xuôi giao hàng thì bị Công an tỉnh Phú Thọ bắt giữ. Từ đó cuộc đời của Hòa sang trang mới với bản án 12 tháng tù treo về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng.

Khi ra tù, anh lại “ngựa quen đường cũ”. Lần nay Hòa không vận chuyển bằng ôtô nữa. Mỗi khi có hàng, anh đóng bè thả xuôi sông Đà. Lần nữa vào năm 2000, Hòa lại bị bắt về tội đánh bạc, lần này Hòa bị tòa án giam giữ 4 tháng và xử 21 tháng tù treo. Trong lần sa cơ lỡ bước này Hòa không chỉ bị giam giữ, anh còn bị bạn bè lừa hết tiền, khi bọn chúng đến nhà nói với vợ anh rằng đưa hết tiền để chạy cho anh ra tù. Đến khi Hòa ra tù thì chỉ còn tay trắng.

Người hùng núi Trạc Nai

Núi Trạc Nai xưa kia là thế, cây cối xanh tươi, nước nguồn từ trên núi đổ xuống quanh năm trong vắt, cũng là nguồn nước sinh hoạt của hàng trăm hộ dân nơi đây. Vậy mà sau khi rừng bị phá, nguồn nước cũng cạn dần. Người dân đào giếng cũng chỉ được ít nước, hay có nước cũng vàng khè khè. Nước sinh hoạt của hàng trăm con người nơi đây vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sông Đà.

Nhìn vào giếng nước nhà mình trơ đáy, lúc này trong đầu anh đã nghĩ: “Mình phải trồng lại rừng mới trả hết món nợ với đời, bà con nơi đây mới có nước sạch để sinh hoạt”. Biết là như vậy, nhưng anh vẫn không biết mình phải bắt đầu từ đâu với hai bàn tay trắng. Và, anh bắt đầu hoàn thiện mình.

Hàng ngày Hòa trèo lên dãy núi Trạc Nai nhìn lại những gì mà quá khứ mình gây ra anh cảm thấy có lỗi với rừng, có lỗi với bà con. Năm 2001, Hòa quyết định nhận khoán lại khu Trạc Nai này, ban đầu anh chỉ dám trồng chè sau đó nhận thêm vài hécta mặt nước nuôi cá với mục đích lấy ngắn nuôi dài. Thời gian trôi qua nhanh, rồi những ao cá, vựa chè đã giúp anh có một số vốn ban đầu. Từ khi có tiền, Hòa quay sang trồng rừng, chủ yếu là keo và tràm.

Số tiền từ bán cá và chè cũng chẳng thấm vào đâu so với diện tích rừng đã mất. “Lúc đó tôi chỉ biết bán được ít tiền nào thì trồng rừng ít nấy, đến khi nào trồng hết được khu rừng này thì mới thôi”, Hòa nói. Thấy Hòa quyết chí làm lại cuộc đời, các anh em trong họ đã đứng ra vay ngân hàng để Hòa có tiền làm vốn, mua cây giống.

Chẳng bao lâu, khu rừng Trạc Nai với hơn 100ha đã được anh phủ kín. Giờ đây khi mỗi lần có người về Yến Mao hỏi thăm nhà anh Hòa thì người dân ở đây sẽ nói ngay: “Hỏi nhà anh Hòa trồng rừng chứ gì!”. Cũng từ khi khu rừng Trạc Nai được phủ lại màu xanh thì nước suối trên rừng lại chảy xuống, bà con nơi đây rất vui vì lại có nước sạch để dùng.

Không những thế, Hòa còn làm hẳn một đường ống dẫn nước dài gần 4km từ trên núi để đưa nước suối về cho hơn 50 hộ dân quanh khu vực chợ Yến Mao. Cũng nhờ những lần vấp ngã mà Hòa đã kịp quay đầu lại, đến nay anh đã có một cơ ngơi hoành tráng gây dựng nên từ những đồng tiền chân chính của mình.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm