| Hotline: 0983.970.780

Nguội lạnh

Thứ Tư 04/05/2011 , 10:37 (GMT+7)

Thất bại trong 2 mối tình liên tiếp cháu rất đau. Bây giờ cháu đã mất hết cảm giác với đàn ông rồi cô ạ.

Cô Dạ Hương ơi!

Hôm nay cháu vừa tròn 21 tuổi. Sinh ra trong một gia đình nông dân có tới 6 người con (mẹ đầu mất rồi bố mới cưới mẹ cháu) nên nhà cháu có mối quan hệ phức tạp hơn những gia đình khác.

Bố cháu là người bảo thủ, luôn bắt người khác phải làm theo ý mình nhưng những gì bố làm dù mọi người không đòng ý bố vẫn cứ làm. Bố không muốn con cái đi học vì sợ gánh nặng, bố đối xử với mẹ cháu cực kỳ tệ hại, thời đại bây giờ mà bố vẫn quản lý tài chính. Mẹ cháu là người nhân từ hết mực thương con cái nhưng số phận của mẹ cũng thật hẩm hiu khi lấy bố.

Nhà có 6 người con nhưng chỉ có cháu là vào đại học, hiện cháu còn một em gái đang học 11 nữa. Để được như ngày hôm nay cháu đã phải chịu bao nhiêu tủi nhục, những hôm đi học về bị bố chửi như đứa con rơi làm cháu cứ muốn nghỉ học và bỏ đi cho xong nhưng rồi vì người mẹ khốn khổ của cháu nên cháu đã tiếp tục học. Có thể nói cháu sống và cố gắng là vì mẹ.

Cháu thi đậu một trường mà cháu thích ở Sài Gòn nhưng vì điều kiện gia đình nên cháu từ bỏ ước mơ và được bố vẽ đường lên Tây Nguyên học, vì ở đây cháu sẽ được nhờ cậy gia đình người thân và tất nhiên, bố sẽ nhẹ bớt một gánh khá nặng. 3 năm cháu đi học là cả một thời gian mẹ chịu trận với bố. Cô biết không, suốt 3 năm học nhưng chưa bao giờ cháu nhận được một cú điện thoại của gia đình, sắp tết bạn bè chuẩn bị đồ đạc để về quê còn cháu thì nhận được một cú điện thoại của bố bảo con ơi đừng về kẻo tốn tiền.

Cô biết cái cảm giác đó không, cháu đã khóc rất nhiều nhưng rồi nó cũng qua. Rồi lại mỗi lần xin tiền đóng học phí nữa chứ, cháu rất sợ phải nói chuyện tiền bạc với bố.

Như trên đã nói, bố luôn sắp đặt cuộc sống của chúng cháu, hồi năm thứ 2 cháu có yêu một người ở trong này nhưng bố không đồng ý chỉ vì lý do cháu ăn học mà lại yêu người ngành nghề không ổn định (anh ấy làm nghề sửa xe máy). Thế rồi bố chửi mẹ không biết dạy con, cháu nghĩ gia đình chỉ có một mà người yêu thì nhiều nên cháu đã hy sinh mối tình đầu.

Cháu quyết định không yêu nữa nhưng trong lần về tết mới đây, cháu đã bất chợt đồng ý yêu một người mà bây giờ cháu luôn tự hỏi không biết cháu có yêu người ta không hay vì mẹ bảo đừng lấy chồng xa mà cháu như thế. Thật sự mẹ rất quý người này, là bạn hồi cấp 2 với cháu. Anh hơn cháu 1 tuổi, tỏ tình đúng hôm Valentine. Mối tình này thọ chỉ có 15 ngày, sau tỏ tình 8 ngày thì cháu vào Nam tiếp tục học, bỗng nhận được tin nhắn của người bạn rằng cháu đang bị đùa giỡn mà không biết.

Vậy mà anh ta từng nói là anh ta yêu đơn phương đã 2 năm nhưng vì biết cháu đang yêu người khác nên không dám nói, còn bảo rằng sẽ vào Nam làm với cháu. Thất bại 2 lần liên tiếp cháu rất đau. Bây giờ cháu đã mất hết cảm giác với đàn ông rồi cô ạ.

Mong cô giữ bí mật email cho cháu.

Cháu thân mến!

Bố đã có vợ và 4 con, mẹ cháu lấy một người đàn ông đang gồng gánh 4 đứa con thì mẹ hẩm hiu là phải. Ở nông thôn mà con đông dường ấy thì sao dễ thở được? Mẹ đẻ với bố 2 đứa nữa, cảnh con anh và con chung, chao ơi, nước mắt bố ở trong lòng, nước mắt mẹ rơi xuống đất còn nước mắt của cháu thì cô hiểu chứ.

Cô có biết những ông bố cực kỳ khắc nghiệt như vậy. Ông ta thâu tóm mọi người, ông ta phán xét tất cả, ông ta trị vì và ông ta bị xa lánh. Nhưng mọi chuyện rồi cũng xong, những cánh chim lớn lên và bay đi. Còn lại trong tim những đứa con là tình huyết nhục, như một vết cứa, đau xót nhưng nó hiện diện, khôn nguôi.

Mừng cho cháu. Đặt chân vào đại học được là do tư chất thông minh và những động cơ quyết liệt từ người bố gia trưởng. Cô tin em gái cháu cũng sẽ nối bước cháu. Hãy thông cảm với đồng tiền bát gạo của bố. Chắc là nó được làm ra trong vô vàn khó khăn, động não, đấu tranh. Nếu cháu học ở Sài Gòn, không chắc cháu đã học thành do kinh tế eo hẹp và do có rất nhiều người giàu chung quanh khiến cho sợi thần kinh mặc cảm trong cháu luôn cục cựa. Bố muốn cháu ở Tây Nguyên là vừa sức cho các bên, có người thân để nương nhờ, bố không phải không sáng suốt đâu, đừng hận bố.

Mối tình với anh sửa xe máy tan nhanh, cô còn nhớ cô sinh viên với người này, nhớ chứ. Bố phản ứng là bố thấy xa, một cô cử nhân (hay kỹ sư) liệu có an phận bên một anh chồng như vậy không? Khi ấy cháu mới có 20 tuổi thôi mà. Lần này cô lại thấy bố cai trị đúng đấy. Và với cái anh có 8 ngày rồi gật đầu ấy, cô lại thấy cháu vội vàng. Một anh sửa xe và một anh lái xe, sao cô không thấy cháu hướng tới những đối tượng cao hơn, cho cuộc đời mình?

Nếu cô bạn cháu không nhắn tin mách bảo thì cô cũng không tin chàng lái xe này chuyển vào Nam vì cháu. Chưa chi mà tuyên bố ngán và nguội lạnh với đàn ông, cháu ơi, cháu đã biết gì về đàn ông đâu nào? Cháu mới 21 tuổi, vẫn xốc nổi trong mọi tổng kết con người và giới tính, cũng như với cuộc đời, nên khoan hòa, thấu đáo và nhân từ, như mẹ.

Hãy học cho xong, có công việc, lúc đó hẵng yêu.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm