| Hotline: 0983.970.780

Nghề “đụng”

Thứ Sáu 21/12/2012 , 10:11 (GMT+7)

“Đụng” nghĩa là đụng đâu làm nấy, ai thuê gì làm nấy, không nề hà bất cứ việc gì, miễn là có người thuê, có tiền.

Câu “nhân sinh bách nghệ” mà người đời thường nói, thực ra chỉ là một câu mang tính biểu tượng, bởi xã hội không chỉ có trăm nghề, mà là có hàng ngàn, hàng chục ngàn nghề khác nhau. Và bảng danh mục nghề cứ nối dài, cứ ngày một tăng theo đà phát triển của xã hội. 

Người được coi là có “nghề”, theo quy định của Nhà nước, phải là người được một tổ chức hay cơ quan có thẩm quyền và chức năng cấp chứng chỉ, sau khi đã được đào tạo và đạt yêu cầu qua những kỳ thi do tổ chức hay cơ quan đó sát hạch.

Nhưng có một “nghề” mà những người làm nghề chẳng cần gì đến những thủ tục lôi thôi đó, nghĩa là không học, không thi, cũng chẳng cần biết cái chứng chỉ nó mặt ngang mũi dọc thế nào, và nghề đó đặc biệt phát triển trong những năm khủng hoảng, kinh tế khó khăn như hiện nay, đó là nghề “đụng”.

“Đụng” nghĩa là đụng đâu làm nấy, ai thuê gì làm nấy, không nề hà bất cứ việc gì, miễn là có người thuê, có tiền. Theo “định nghĩa” ấy, thì đụng là một nghề... không có nghề. Những anh làm nghề đụng chẳng biết một nghề gì cho đến nơi đến chốn, nhưng việc gì anh ta cũng có thể biết sơ sơ.

La cà cùng mấy anh “thợ đụng” mấy ngày, tôi thấy trong thời “khủng hoảng” này, câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” chưa hẳn đã đúng. Bởi trong khi không ít người có chứng chỉ, có tay nghề cao ở nhiều ngành, nhất là những ngành như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng... bị thất nghiệp, thì “thợ đụng” lại khá sẵn việc.


Bữa cơm của một nhóm "thợ đụng" sau buổi đụng việc

Rời quê Thái Bình lên Hà Nội, mang theo cái vốn “trời cho” là sức khỏe, mấy trăm ngàn, bọc quần áo và cái chăn, ban đêm thuê chỗ ngả lưng mười ngàn một đêm, ban ngày anh Nguyễn Hữu Thời lang thang khắp xóm trọ hỏi xin việc. Bà chủ nhà trọ hỏi có biết xây không? Anh gật. Bà thuê trát lại mấy mảng tường của mấy phòng trọ bị trốc vữa. Đo tổng số diện tích phải trát của mấy phòng, thỏa thuận được tiền công rồi, một mình anh vừa nậy vữa cũ, làm sạch tường, vừa làm phu hồ vừa trát. Nhận tiền công xong, hỏi bà chủ có cần “giải quyết” đống xà bần vừa thải ra không? Thấy bà gật, anh thuê cái xe cải tiến, một mình xúc, kéo đi tìm chỗ đổ. Thấy anh trát trít cũng phẳng phiu, dọn xà bần xong lại còn quét dọn, lau chùi sạch sẽ, bà chủ có vẻ ưng ý, hỏi anh có biết chữa đường nước không. Tuy chưa làm “nghề” ấy bao giờ nhưng anh cũng cứ gật. Bà mách:

- Nhà chị Dung bạn tôi có cái nhà xí bị tắc, vệ sinh xong, xả nước nó không tiêu đi được, cứ dềnh lên. Xe thông tắc không vào được vì cái ngách chỉ rộng chưa đầy một mét, mà người ta cũng không cho xe đỗ ở ngõ ngoài để kéo ống hơi vào, vì ngõ ngoài cũng chỉ rộng gấp đôi cái ngách, nên mấy hôm nay rất khổ. Để tôi gọi điện cho chị ấy sáng mai đến dẫn anh về xem xem...

Bảy giờ rưỡi sáng hôm sau bà Dung đến đưa anh Thời về. Nhà vệ sinh kiêm nhà tắm nhà bà rất chật, chỉ chưa đầy 2 m2, cả ống tiêu nước tắm giặt lẫn ống tiêu chất thải của người qua bệ xí bệt đều đổ chung vào bể “phốt”, và đều bị tắc, nước lẫn chất thải trong bệ xí bệt gần tràn còn nền nhà cũng lênh láng nước, mấy hôm rồi cả nhà bà cứ phải sang nhà người quen để “trút bầu tâm sự” và tắm giặt, bất tiện vô cùng, vì lúc nhà người ta mở cửa thì mình không buồn, lúc mình buồn thì nhà người ta lại đóng cửa đi ngủ. Không chần chừ, cũng không cần bất cứ thứ đồ bảo hộ nào, anh Thời cởi áo, thọc luôn tay vào bệ xí bệt để “kiểm tra”, khiến bà Dung hãi quá, kêu rú lên.

Không phát hiện được gì, anh hỏi vị trí bể “phốt” ở đâu. Rất may là nó nằm chìm ngay dưới nền gian nhà ngoài, chỉ cách nhà vệ sinh một bức tường. Anh bảo bà dọn hết đồ gian ngoài đi, kiếm cho anh một cái xà beng nhỏ, một cái búa và mấy thứ đồ lặt vặt. Xong, anh bắt tay ngay vào việc. Đầu tiên là nạy bệ xí bệt để sang một bên để xác định vị trí ống tiêu. Kiểm tra ống tiêu cũng không phát hiện “bệnh”. Thế là đành nạy gạch men trên bể “phốt” ra cho trơ tấm bê tông nắp bể. Đến giữa trưa, khi tấm bê tông nắp bể được đưa ra ngoài, mấy nhà hàng phố sát cạnh kêu ầm lên vì mùi, bà Dung phải đến từng nhà “Xin bà con thông cảm, vì chẳng có cách nào khác”, trong khi anh Thời vẫn cứ tay trần kiểm tra khắp bể. Cũng may mà anh tìm được “thủ phạm” gây ứ nước khá nhanh, rồi lại đậy ngay mắp bể phốt vào, nên mùi bị khống chế sau đó không lâu...

Mất trọn 2 ngày vừa thông nước, vừa lắp lại bệ xí, lát lại gạch men trên vị trí bể “phốt”. Do tay nghề không cao nên anh lát gạch không được như cũ. Nhưng có hề gì, nhà bà Dung chẳng khác gì thoát “đại nạn” vậy. Vừa trả công anh rất cao, bà Dung vừa khen anh rối rít với bạn là bà chủ nhà trọ:

- Gớm sao mà nhà anh ấy chịu khó thế. Chẳng nề hà gì mà lại không kêu ca, không bắt bí về công xá. Cái bệ xí, cái bể “phốt” đầy chất bẩn, mà anh ấy không quản ngại, cứ tay trần mò mẫm. Nhìn anh ấy làm, tôi nổi hết cả da gà lên...

Hỏi anh Thời vì sao chưa làm nghề ấy bao giờ mà lại dám nhận việc, nhỡ đào tung nhà người ta lên rồi mà không xử lý được thì sao? Anh cười:

- Quê tôi bây giờ cũng nhiều nhà làm vệ sinh tự hoại như thế. Đến chơi, xem thợ làm nên tôi biết. Chất thải từ bệ xí theo nước dẫn vào bể “phốt”, phân hủy rồi được dẫn sang bể tiêu bằng một cái cút chữ L. Bể “phốt” được xây cẩn thận như bể đựng nước mưa, còn bể tiêu được xây bằng một kỹ thuật đặc biệt để nước có thể ngấm trực tiếp vào đất. Nếu hai bể đó không thông được với nhau, thì bể “phốt” bị đầy, ứ lại làm nước phía trên không tiêu đi được. Khi lật nắp bể “phốt” ra, thấy nước đầy đến nắp nên tôi đoán ngay ra thế. Quả nhiên là cái cút chữ L bị một cái giẻ trôi vào, bít chặt. Giẻ bằng loại vải ni lông nên rất bền, không tự hủy được. Chắc là khi xây bể “phốt”, cánh thợ xây có anh nào dùng giẻ đó lau cái gì rồi quên không dọn đi. Nước từ xí bệt xả xuống làm nó nổi lên, lập lờ trong bể rồi trôi đến, chui vào cút...

Cuộc “hành hiệp” của bất kỳ một anh làm nghề “đụng” nào khác, đại loại cũng giống y hệt kiểu “hành hiệp” của anh Thời vậy. "Thợ đụng" có nhiều điểm chung: Hầu hết là những người cứng tuổi, từ bốn mươi trở lên, không còn trong độ tuổi để có thể thi vào những trường nghề. Thứ hai là trình độ văn hóa thấp, hiếm hoi lắm mới gặp được người có trình độ PTTH, mà có thì kiến thức ấy đã rơi vãi sạch trong cuộc mưu sinh dằng dặc ba bốn chục năm rồi. Và thứ ba, là chịu khó, chịu khổ thì không ai bằng họ.

Do tuổi tác, nên dù không được học hành nhưng rất nhiều công việc họ đã từng mày mò làm hay quan sát người khác làm rồi nhớ được cách làm. Cuộc mưu sinh nơi đất khách đã liên kết các “thợ đụng” lại với nhau thành từng nhóm, hoặc do cùng quê, hoặc do quen biết rồi hợp tính hợp tình nhau. Buổi sáng rời nhà trọ, tỏa đi khắp nơi, đụng việc nhỏ thì tự mình “xử lý”, đụng việc to, rút điện thoại tập hợp nhau cùng làm, tiền công chia đều, không có bất cứ ưu tiên nào cho người đụng việc.

"Đụng" là một nghề... không có nghề, đúng vậy, nhưng lại là một nghề vô cùng lương thiện.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm