| Hotline: 0983.970.780

Điều chưa biết về quan hệ kinh tế Trung - Triều

Thứ Ba 14/05/2013 , 10:28 (GMT+7)

Cách đây 2 năm, một đoạn đường cao tốc có tên G12 đã hoàn thành, nối liền Trung Quốc với phía Bắc của Triều Tiên.

Cách đây 2 năm, một đoạn đường cao tốc có tên G12 đã hoàn thành, nối liền Trung Quốc với phía Bắc của Triều Tiên.

>> Bí ẩn nền kinh tế Triều Tiên

Đây không chỉ là một đường giao thông đơn thuần, nó còn là mạch nối giữa 2 nền kinh tế, một sôi động và một trì trệ bậc nhất của thế giới. Không những vậy, đây còn là công trình mang tính biểu tượng thể hiện mục tiêu lâu dài của Trung Quốc trong việc xây dựng quan hệ kinh tế với Triều Tiên.

Tuy nhiên, sau từng đó thời gian, con đường cao tốc nối Triều Tiên với tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc vẫn rất ít người qua lại. Điều đó cho thấy kế hoạch và tính toán của Trung Quốc đã có phần sai lầm.

Hiện nay, mối quan hệ kinh tế này có hai vấn đề cơ bản, đó là Trung Quốc không thể can thiệp và các chủ trương cải cách kinh tế của đối tác và Triều Tiên là một thị trường có rủi ro bậc nhất thế giới đối với các chủ đầu tư Trung Quốc.

Jin Qiangyi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bán đảo Triều Tiên tại Đại học Yanbian, Trung Quốc cho biết: “Từ góc độ kinh tế, tôi tin rằng rất ít người chấp nhận đầu tư vào Triều Tiên, đó là một thị trường quá nhiều rủi ro”.

Mặc dù vô cùng thất vọng với những hành động đe dọa Mỹ và Hàn Quốc của Triều Tiên tuy nhiên, vì những nỗ lực để xây dựng mối quan hệ kinh tế lâu dài, giống như đường cao tốc G12 mà Trung Quốc không thể cứng rắn trong các biện pháp cảnh báo Triều Tiên.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có rất ít sự lựa chọn, họ phải đảm bảo chiến lược hội nhập kinh tế với Triều Tiên. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong bối cảnh hiện nay, khi Triều Tiên đưa căng thẳng lên cao nhất trong nhiều thập kỷ nhưng Trung Quốc vẫn không tỏ thái độ cứng rắn.

Chỉ vài tháng sau vụ thử hạt nhân thứ 2 của Triều Tiên năm 2009, Thủ tướng Trung Quốc khi đó Ôn Gia Bảo đã đến thăm Bình Nhưỡng nhằm tìm cách ổn định tình hình trên bán đảo và thúc đẩy chính phủ Triều Tiên cải cách kinh tế. Những nỗ lực này vẫn được duy trì cho đến ngày nay, dù Bắc Kinh luôn phải chịu sức ép từ Washington sau vụ thử nhạt nhân lần 3 ngày 12/2 vừa qua của Bình Nhưỡng.

Chất xúc tác kinh tế

Reuters dẫn lời chuyên gia kinh tế nói, trước chuyến thăm của ông Ôn, tình hình đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên rất ảm đạm. Nhưng sau đó tất cả như được thổi vào một luồng sinh khí, 2 khu kinh tế hợp tác nhanh chóng phát triển.

Một là Rason, thuộc địa phận Triều Tiên và một ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc. Các nhà máy và trang trại trong các khu kinh tế này liên tiếp được xây mới và hoạt động có hiệu quả.


Người phụ nữ bên trong một cửa hàng quà tặng ở đặc khu kinh tế Rason

Chuyến đi này còn mở cửa hợp tác, như giúp Trung Quốc được phép giúp Triều Tiên mở rộng các cảng biển ở thành phố Rajin hay đưa các đối tác Triều Tiên vào kinh doanh trong thị trường Trung Quốc.

 Từ đó, thương mại hai chiều hàng năm ước tính lên đến 6 tỉ USD và đưa Trung Quốc thành đối tác kinh tế lớn nhất với Triều Tiên, thay thế vị trí của Hàn Quốc trước đó.

Sau khi ông Ôn về nước, cố Chủ tịch Kim Jong-il đã 3 lần đến thăm Trung Quốc, điểm đến mà ông chọn là các các nhà máy sản xuất điện tử, khu công nghiệp và trung tâm nghiên cứu công nghệ cao. Trong khi đó, kể từ khi lên cầm quyền, đến nay Chủ tịch Kim Jong-un vẫn chưa có chuyến thăm chính thức nào đến đối tác kinh tế lớn nhất của mình.

Mặc dù giao thương phát triển nhưng doanh nhân Trung Quốc, kể cả những người ở vùng Yanbian, tỉnh Cát Lâm, địa phương có nhiều người nói tiếng Triều và liên quan đến Triều Tiên đều thừa nhận làm ăn với Triều Tiên rất khó chịu.

Một giám đốc hãng sản xuất xe ở Cát Lâm chia sẻ, ông rất mừng mỗi khi thấy xe tải chở các sản phẩm của mình chạy dọc G12 đưa vào tiêu thụ ở Triều Tiên. Tuy nhiên, hiện nay, các hợp đồng chính của ông vẫn đến từ thị trường Trung Quốc.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang hiện nay, Triều Tiên đã đưa ra một số chính sách cấm nhập cảnh đối với khách du lịch Trung Quốc. Điều này cũng khiến phần nào các nhà đầu tư Trung Quốc dè dặt trong việc tiếp cận thị trường Triều Tiên.

Theo một nguồn tin chính quyền ở tỉnh Cát Lâm, hiện nay các nhà đầu tư Trung Quốc đã bắt đầu mất lòng tin vào khu kinh tế Rason. Trong khi đó, Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc tiết lộ, trong năm 2012, khu vực này đã nhận được 3 tỉ USD tiền đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

“Gần đèn thì rạng”

Một khảo sát y tế được thực hiện bởi Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc đã có kết quả đáng kinh ngạc. Chỉ số dinh dưỡng dành cho trẻ em ở Bắc Hamgyong, tỉnh giáp với Cát Lâm, Trung Quốc cao hơn hẳn so với Nam Hamgyong, tỉnh nằm bên cạnh thủ đô Bình Nhưỡng. Trong khi theo lẽ thường, những nơi gần thủ đô thường có đời sống cao hơn so với các địa phương khác.

Marcus Noland, thành viên cao cấp của Viện kinh tế quốc tế Peterson tại Washington nhận xét: “Có thể thấy được sự hội nhập với Trung Quốc đang diễn ra ở Bắc Hamgyong”.

Ông Jin Qiangyi đã đưa ra một nhận xét ngắn gọn và súc tích nhất để đánh giá tình hình hợp tác kinh tế hiện nay giữa Trung Quốc và Triều Tiên: “Chúng ta không thể nói họ thất bại, nhưng sự hợp tác này rõ ràng không thành công”.

Mối quan hệ tương tác với Trung Quốc còn thể hiện ở việc các công trình mới liên tục mọc lên ở Chongjin, thủ phủ tỉnh Bắc Hamgyong.

Ngoài ra, một số du khách Trung Quốc đến Chongjin thời gian gần đây cho biết có người dân lái xe Mercedes Benz, đeo những loại đồng hồ đắt tiền và tốn hàng trăm USD cho hóa đơn điện thoại di động hàng tháng.

Trong khi đó, John Park một chuyên gia về Triều Tiên ở Học viện công nghệ Massachusetts, Mỹ khẳng định rằng, tầng lớp lãnh đạo ở Triều Tiên đang cố gắng khai thác sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

Ông nói: “Nếu như chú ý vào các lãnh đạo cao cấp Triều Tiên, chúng ta có thể thấy rằng họ đang tham gia vào các hoạt động kinh doanh, thương mại. Theo một cách nào đó, các tầng lớp ở Triều Tiên đang cố gắng tận dụng quyền lực của mình để kiếm tiền”. (Còn nữa)

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Công an đã xác định nguyên nhân

ĐỒNG NAI Sau khi vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc điều tra nguyên nhân của vụ việc.