| Hotline: 0983.970.780

Triền miên trong đói nghèo

Thứ Sáu 09/08/2013 , 10:56 (GMT+7)

Dù đã có nhà ở, thậm chí có cả một khu tái định cư hẳn hoi, thế nhưng, hàng chục hộ dân đồng bào Pa Cô, Tà Ôi ở TT-Huế vẫn phải "du canh".

Dù đã có nhà ở, thậm chí có cả một khu tái định cư hẳn hoi, thế nhưng, thực trạng thiếu đất sản xuất, trở lại đầu nguồn suối Pa Ay là “mẫu số chung” cho hàng chục hộ dân là đồng bào Pa Cô, Tà Ôi ở xã Hồng Thủy và Hồng Vân (huyện A Lưới, tỉnh TT- Huế) trong tiến trình “du canh” đi tìm vùng đất mới của mình.

>> Chơi vơi giữa rừng

Thiếu đất giữa rừng

Ông Hồ Bá Bình, Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy, bắt đầu câu chuyên “du mục” của người dân nơi đây bằng việc đưa ra con số hộ nghèo trên địa bàn thôn Pa Ay- vùng đất mới thành lập.

Thôn Pa Ay có khoảng 107 hộ dân với 458 nhân khẩu thì hộ nghèo chiếm gần 60%. Thiếu đất sản xuất đang là vấn đề nhức nhối bởi từ khi các hộ là “dân góp” từ các khu vực sạt lở trên sông Đakrông, từ những bản làng một thời được coi là bị “lãng quên” đầu nguồn suối Pa Ay được đưa về đây cũng chỉ được cấp bình quân 1.000m2/hộ dân. Nhà cửa, vườn tược chiếm gần hết, lấy đất đâu ra làm nương rẫy.

Đói thì cái đầu gối phải bò, thế là hàng chục hộ dân phải quay về lại bản làng cũ, nơi có đất đai gắn với bao công sức của họ một thời. Nơi ở mới xa ngái với nương rẫy cũ, thế là họ phải lập chòi, làm nhà sàn ở tạm.

Những vùng đất như thế với các bản làng nằm sâu hun hút trong rừng, cả mấy giờ cuốc bộ mới vào tới, cứ mọc lên không ngớt. Đã thế, thiếu đất sản xuất, những diện tích còn lại trên các triền đồi, gần suối Pa Ay lại bị người dân thôn A Pái, Cu Tai 1 (xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) vào xâm canh mấy chục năm nay. Theo thống kê của UBND xã Hồng Thủy, đến nay đã có 28 hộ dân với hơn 200 ha đất bị “chiếm dụng”. Người dân A Bung vào dựng trại, làm nhà rồi ở canh giữ rẫy.


Sản xuất của người dân du canh chủ yếu là ngô, sắn nên đời sống rất khó khăn

Câu chuyện xâm canh giữa người dân nằm sát biên giới 2 tỉnh được một cán bộ xã Hồng Thủy kể lại ngọn ngành như sau: Sau 1976, một bộ phận của bản Ku Tai (Lào) là nguồn gốc của bản Ku Tai hiện tại của xã A Bung được đưa về Việt Nam. Sau chia tách biên giới năm 1979, toàn bộ xã A Bung được đưa về thôn Ti Nê (xã A Ngo, huyện Đakrông), thành lập bản làng mới và rồi sau một thời gian nhập luôn thôn Ti Nê vào xã A Bung mới.

Năm 1994, sau khi có Nghị định 72 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính, đã cắt phần xã Hồng Thủy thuộc về tỉnh Quảng Trị. Người dân Hồng Thủy cho rằng mỗi nơi phong tục mỗi khác, họ thuộc về vùng đất A Lưới đã lâu đời. Kể từ đó đến nay, người dân A Bung và cả Hồng Thủy thường xâm canh đất canh tác của nhau trên các triền đồi mãi chưa dứt.

Đi dọc lên các triền đồi nằm gần khu tái định cư Pa Ay, những ngôi nhà sàn đơn sơ, phên tre bạc phếch nằm chênh vênh bên sườn đồi. Chỉ tay lên sườn đồi, anh Hồ Văn Thơm, cán bộ văn phòng xã Hồng Thủy, bảo: “Sau khi xâm canh, bà con xã A Bung lập luôn trại, chòi canh rẫy. Đất rẫy trồng ngô, sắn cằn cỗi, nhưng lâu đời nay vẫn thế nên bà con vẫn cứ làm”.

Dù xâm canh, tìm vùng đất mới nhưng đa phần bà con Hồng Thủy cũng như A Bung đời sống kinh tế rất khó khăn. Bà Kăn Ngâm (thôn A Pái, xã A Bung) cho biết, một mùa rẫy, Kăn Ngâm làm 120 lon lúa, 120 lon ngô thu hoạch được chừng bốn a chói (gùi) ngô lúa đầy. Giá ngô tươi chỉ 2 nghìn đồng/kg, không đủ ăn nên cũng chẳng buồn mang bán. Đó là gặp lúc tiết trời thuận lợi, còn gặp nắng hạn, đồi núi khô quắt thì chẳng được a chói nào.

Trở lại với rừng

Mất hơn hai giờ đồng hồ cuốc bộ từ trung tâm xã Hồng Thủy vào đầu nguồn suối Pa Ay, nơi có gần 40 hộ dân Pa Ay và thôn dân của Ka Cu1 (xã Hồng Vân) du canh lên triền đồi phát nương làm rẫy. Mấy chục hộ dân sống như biệt lập với bên ngoài, không điện, đường, nước sạch. Những căn nhà lụp xụp được lợp bằng tre nứa tạm bợ, nhiều chòi canh rẫy bỏ hoang là “dấu tích” của những lần du canh theo mùa rẫy.

Dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Văn Thơm cho biết: "Mấy chục hộ dân lên đây ở đã nhiều năm rồi. Trước đó, khi thành lập khu tái định cư, bà con bảo sao không “bê” cái khu tái định cư vào đầu nguồn suối là bản làng cũ cho tiện đi lại, mà phải ra ngoài kia cho xa nương rẫy. Vận động mãi vài hộ ra, ở không có việc làm lại vào nơi sản xuất cũ. Con số ngày một đông thêm vì người dân ở Hồng Vân lên tập trung, trồng ngô sắn mang về thị trấn bán. Xã cũng đang xúc tiến xin kinh phí xây dựng đường, kéo điện và thành lập một thôn mới ở đây cho bà con”.

Dù là đầu nguồn suối nhưng đất đai ở đây cằn cỗi, toàn đá lớn, rất khó canh tác. Những cuộc du canh tàn phá rừng nghiêm trọng, cái vòng luẩn quẩn chặt, đốt, trồng, mưa lũ cứ mãi không thôi.

Vào nhà ông Quỳnh Phê, vừa lúc đến mùa thu hoạch ngô sắn. Trong căn nhà sàn chỉ vỏn vẹn có mấy a chói ngô khô rang vàng quạch. Quỳnh Phê là người gắn gần bốn mươi mùa rẫy ở vùng thượng nguồn suối Pa Ay. Nhà có hơn chục người, sống chen chúc trong căn chòi tạm bợ.


Gia đình Quỳnh Phê trong căn nhà tạm bợ, triền miên trong nghèo khó

Nói về cuộc sống khó khăn, Quỳnh Phê buồn buồn: “Ở dưới đó không có đất trồng trọt, mình lên đây khai hoang mấy chục năm rồi, đất đai ngày một cằn cỗi đi. Mỗi năm tới tháng 5 là mình phát rẫy để trồng ngô khoai, phát xong trỉa hạt rồi về lại quê cũ sinh sống. Đến mùa thu hoạch lại kéo cả nhà lên, người hái gặt, người gùi bắp về nhà. Nếu xã cấp đất thì mình không phải đi xa như thế này cho khổ vợ con”.

Trong 8 người con của Quỳnh Phê thì đã có 7 đứa đều lớn lên trong núi rừng, gắn với mùa phát rẫy với bố mẹ nên chẳng có đứa nào biết đến “khái niệm” trường lớp, con chữ. Duy chỉ có đứa út là Hồ Thị Kim Đào được vào học lớp 1 trường Tiểu học Hồng Thủy do năm vừa rồi hộ gia đình Quỳnh Phê vừa nhập được hộ khẩu, làm được giấy khai sinh cho con đi học.

Thất học không phải là chuyện hiếm ở vùng đất cũ thôn Pa Ay, bởi ở đây đường sá xa xôi, muốn ra được trung tâm xã, phải qua ba con suối. Vào mùa nước lớn, người lớn còn không dám đi chứ đừng nói trẻ nhỏ. Đi ngược về phía dốc, hàng chục căn nhà sàn của những hộ dân Hồng Vân lên đây “định cư” cứ loang lổ một màu tranh cũ đến nhức cả mắt. Hầu hết những hộ này ở vùng đất cũ đều có nhà tạm, không làm được hộ khẩu vì mỗi năm họ du canh liên tục, nay đây mai đó trên dọc nguồn suối Pa Ay.

Có người lên đây trở thành những “lâm tặc”, đốn chặt cây rừng, có người trở thành những tay thợ săn, bẫy chim có hạng. Bao cuộc thiên di của núi đồi, những người trẻ vẫn nối tiếp bước cha anh, đi tiếp trên chặng đường nương rẫy, tạo nên những bản làng nay đây mai đó trên đất Việt. (Hết)

Có một “nhánh” của người dân xã Hồng Vân cũng du canh du cư lên địa bàn thôn Hoo, nằm khuất lấp giữa trùng điệp mây ngàn núi đá. Thung Hoo như một bản làng biệt lập dưới chân núi A Noong, bị “lãng quên” trong rừng sâu với gần 50 nóc nhà của đồng bào Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi…

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm