Dược phẩm đôi khi được xem là "con dao hai lưỡi", vừa chữa được bệnh lại vừa tăng thêm bệnh. Ví dụ, 5 loại thuốc kê đơn dưới đây có thể làm suy giảm trí nhớ và gây sa sút trí tuệ cho con người.
1. Nhóm thuốc chống trầm cảm (Benzodiazepines)
Gồm alprazolam (Xanax), chlordiazepoxide (Librium), clonazepam (Klonopin), diazepam (Valium), flurazepam (Dalmane), lorazepam (Ativan). Đây là loại thuốc được bác sĩ kê đơn để chữa chứng rối loạn lo âu, kích động, co thắt và mê sảng. Tuy nhiên do dùng để ức chế một số vùng quan trọng trong não nên chúng có thể can thiệp đến quá trình truyền dữ liệu từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
Để tránh những phản ứng phụ không mong muốn, giới dược phẩm khuyến cáo chỉ nên dùng ngắn hạn. Nếu có biến chứng liên quan đến lo lắng, đặc biệt như mất ngủ, thì nên tư vấn bác sĩ để thay đổi liệu pháp điều trị.
2. Thuốc giảm mỡ máu (Statins)
Thuốc giảm mỡ máu hay hạ choleserol có thể kể đến như thuốc atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor) and simvastatin (Zocor).
Lợi ích của statins là giảm cholesterol trong máu và giảm cả cholesterol trong não và chính điều này đã ảnh hưởng đến các tiếp hợp giữa các tế bào thần kinh và lâu ngày gây suy giảm trí nhớ.
Trường hợp cholesterol chỉ hơi cao thì nên dùng liệu pháp thay thế có lợi hơn, như dùng vitamin theo phác đồ kết hợp vitamin B12 (1.000 mcg/ngày), axit folic (800 mcg/ngày) và vitamin B6 (200mcg/ngày) sẽ có lợi hơn so với dùng statins.
3. Thuốc chống trầm cảm ((Tricyclic antidepressants)
Nhóm thuốc này gồm amitriptyline (Elavil), clomipramine (Anafranil), desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan), imipramine (Tofranil). Ngoài trị trầm cảm thuốc này còn được kê đơn để chữa nhiều bệnh tâm thần khác như rối loạn ăn uống, đau mạn tính, rối loạn ám ảnh cưỡng bức vv.
Theo số liệu thống kê có trên 1/3 số người dùng nhóm thuốc này bị suy giảm trí nhớ, 1/2 bị bệnh khó tập trung. Để hạn chế, nên tư vấn bác sĩ sử dụng liệu pháp không cần dùng thuốc. Nếu không tác dụng nên dùng venlafaxine (Effexor) thay thế bởi nó ít gây phản ứng phụ.
4. Nhóm thuốc cao huyết áp giảm nhịp tim (Beta-blockers)
Gồm atenolol (Tenormin), carvedilol (Coreg), metoprolol (Lopressor, Toprol), propranolol (Inderal), sotalol (Betapace), timolol (Timoptic). Nhóm thuốc này được chuyên môn gọi là chẹn beta, vừa giảm huyết áp lại làm giảm nhịp tim. Nhưng mặt trái là phong bế một số loại hóa chất quan trọng như norepinephrine và epinephrine, phát sinh tình trạng suy giảm trí nhớ.
Các chất ức chế kiênh canxi (calcium channel blocker) thường an và có hiệu quả hơn nhóm ức chế beta, vì vậy nên tư vấn bác sĩ chuyển thuốc để có lợi lâu dài.
5. Nhóm thuốc hỗ trợ mất ngủ (Nonbenzodiazepine sedative-hypnotics)
Bao gồm một số loại thuốc phổ biến như eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata) and zolpidem (Ambien), có tác dụng giúp người ta dễ ngủ và cũng giống như thuốc chống lo lắng, nhóm thuốc này hạn chế quá trình chuyển đổi từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhờ dài hạn.
Vì lý do này mà chuyên môn khuyến cáo mọi người nên dùng liệu pháp không dùng tới thuốc, như ăn uống cân bằng khoa học, năng luyện tập, đặc biệt là luyện tập dưỡng sinh, yoga, sống vui vẻ và kiểm soát căng thẳng. Nếu phải dùng thuốc thì nên tư vấn và dùng Melatonin với liều 3-10 mg trước khi đi ngủ sẽ có lợi ích lâu dài và hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ khi về già.