| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn kiểu Mỹ: Những thảm họa môi trường

Thứ Năm 23/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Để dễ hình dung về quy mô cũng như mật độ các trại lợn khổng lồ ở Bắc Carolina, phóng viên tạp chí National Geographic (Mỹ) đã thuê máy bay bay lượn trên bầu trời phía đông của bang./ Trung Quốc chuộng thịt lợn Mỹ

Từ độ cao khoảng hơn 360m, cùng tốc độ bay chậm của chiếc máy bay nhỏ một cánh quạt, họ nhìn xuống dưới.

Khắp các cánh đồng trải dài đến chân trời, về mọi hướng, lẫn với rừng hay những dòng suối ngoằn nghèo, cứ chốc chốc lại hiện ra một trại lợn với những dãy chuồng dài với các kết cấu thép có thể nuôi hàng ngàn con lợn cùng lúc, bên cạnh là những chiếc hồ chứa đầy chất lỏng màu hồng mà ai cũng hiểu là chất thải của lợn.

Những dòng sông bốc mùi

Lợn sau khi làm thịt sẽ biến thành sản phẩm đóng gói: đùi heo tẩm mật ong, xúc xích hun khói, thịt muối, sườn heo… và được bán khắp nước Mỹ, xuất khẩu khắp thế giới.

Tạp chí National Georgraphic “nhắc” mọi người nhớ một thực tế: Trước khi các chú lợn biến thành món ăn ngon lành và rời khỏi Bắc Carolina, chúng cũng thải ra đủ thứ và thải rất nhiều.

Không chỉ có Bắc Carolina, nước Mỹ còn có nhiều bang phát triển nghề nuôi lợn trang trại như Iowa, Minnesota, Illinois hay Indiana. Các bang này là vùng cung cấp thịt lợn chủ yếu cho nước Mỹ và thế giới.

Tình trạng ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi lợn xảy ra ở nhiều bang nhưng nghiêm trọng nhất là ở Bắc Carolina, nơi sản xuất số thịt lợn trị giá 2,9 tỷ USD trong năm 2012.

Bình thường đã vậy, các bang phát triển chăn nuôi lợn còn gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng khi có thiên tai xảy ra.

Năm 1999, một đợt mưa lớn, hậu quả của cơn bão Floyd tràn qua Bắc Carolina, dẫn đến lụt lội kinh hoàng. Và điều tồi tệ đã xảy ra. Lượng chất thải khổng lồ của các trại lợn tràn ra môi trường xung quanh, hòa vào nước sông, suối, gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Xác lợn chết trôi nổi khắp nơi. Có những dòng sông lớn, nước chuyển thành màu hồng đỏ vì chất thải của các trại lợn. Chính quyền phải chi hàng tỷ USD để khắc phục hậu quả môi trường.

09-35-46_1
Dòng sông bị ô nhiễm nặng vì chất thải từ lợn

16 năm sau thảm họa, bang Bắc Carolina, rộng hơn 139.000 km2, vẫn là trung tâm chăn nuôi lợn với 8,9 triệu con trong khi dân số của cả bang cũng chỉ có 9,8 triệu người, đứng thứ hai nước Mỹ về sản xuất thịt lợn. Và mặc dù một dự án trị giá 17,1 triệu USD đã được khởi động nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề chất thải chăn nuôi, có vẻ như chưa có ai trong bang hoặc ở bất cứ nơi nào khác thực sự biết phải làm gì để xử lý rốt ráo.

Vài thập kỷ trước, ở Mỹ, người ta thường chỉ nuôi một số lượng nhỏ lợn, trong các chuồng quây ngoài vườn hoặc cánh đồng và tận dụng chất thải từ lợn làm phân bón ruộng.

Ở Bắc Carolina, mọi thứ bắt đầu thay đổi khi ngành chăn nuôi lợn bắt đầu lớn mạnh từ những năm 80 của thế kỷ trước. Mô hình trang trại, cơ cấu cây trồng vật nuôi trong trang trại cũng vì thế mà thay đổi lớn. Số lượng các trang trại nhỏ, nuôi trồng đa dạng giảm rõ rệt.

Hầu hết những trang trại trụ lại được thuộc dạng quy mô lớn, nuôi hàng ngàn con gia súc và thay vì đưa chúng ra đồng, họ xây dựng các chuồng nuôi công nghiệp. Ngày nay, chỉ riêng ở hạt Duplin đã có 530 trại lợn với 2,35 triệu con. Theo một tính toán năm 2008, chỉ riêng 5 hạt phía đông của bang cũng phát sinh 15,5 triệu tấn chất thải từ lợn/năm.

“Không lực sông Neuse”

Kể từ năm 1999, để tránh lặp lại thảm họa bão Floyd, chính quyền bang Bắc Carolina phải bỏ tiền đền bù hàng chục trang trại lợn để cho đóng cửa, chôn lấp hơn 50 “phá” chứa chất thải nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt.

Thêm vào đó, các chủ trại phải tuân thủ các quy định của chính quyền nhằm tránh làm ô nhiễm sông, suối. Ví dụ, họ không được phép tưới chất thải lên các cánh đồng khi trời mưa hoặc trong những ngày nhiều gió bởi sương mù tạo ra từ việc phun tưới có thể theo gió rơi xuống các nguồn nước.

Nhưng khi chiếc máy bay cánh quạt Piper Arrow lượn vòng quanh một trại lợn, cựu nhân viên quản lý môi trường Rick Dove nói các chủ trại thường xuyên vi phạm quy định. Nhìn xuống phía dưới cánh máy bay, Rick bỗng phát hiện ra thứ gì đó.

09-35-46_3
Một trang trại nuôi lợn ngập trong nước năm 1999

“Việc này là phạm pháp”, ông nói, chỉ xuống phía cánh đồng bên dưới, nơi một xe tải đang phun thứ chất lỏng màu hồng quen thuộc ra cánh đồng, mặc dù các vũng nước từ trận mưa đêm qua còn rải rác khắp nơi.

Rick ước tính ông đã thực hiện hơn 1.000 chuyến bay như thế này trên bầu trời phía đông bang Bắc Carolina. Ông và những người quan sát tình nguyện khác cùng các phi công, những người tự gọi mình là “Không lực sông Neuse”, đã chụp ảnh các hành vi vi phạm và báo cho chính quyền bang.

Nhưng chính quyền có đủ thanh tra để giám sát công việc này? “Không”, Rick nói. “Vấn đề của bang là không đủ lực lượng thực thi pháp luật”.

Christine Lawson, giám đốc chương trình của Văn phòng Môi trường và tài nguyên thiên nhiên bang Bắc Carolina nói cả bang có 16 thanh tra, “thăm hỏi” mọi trại lợn ít nhất một năm một lần để đảm bảo họ tuân thủ pháp luật. “Chúng tôi thấy họ tuân thủ rất tốt mỗi lẫn đến kiểm tra”, cô nói.

Nhưng Tom Butler, chủ một trại lợn nói sự chặt chẽ của chính quyền đã giảm đi dưới thời thống đốc mới. Ông nói lần “thăm hỏi” gần nhất của chính quyền đối với ông chỉ là một cuộc điện thoại. “Chúng tôi luôn bận bịu. Công việc làm không xuể. Và điều đầu tiên chúng tôi không làm là xử lý chất thải. Nhưng nếu chúng tôi biết thanh tra sẽ hỏi thăm 6 tháng/lần, hoặc có thể đến bất cứ lúc nào thì sao? Thì chúng tôi sẽ xử lý chất thải ngay”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm