| Hotline: 0983.970.780

Sống chung với phóng xạ

Thứ Sáu 22/04/2011 , 10:05 (GMT+7)

Dù TP Minamisoma không giống như các thị trấn chết chóc khác trong khu vực đã bị cấm nhưng nhiều khu phố hoàn toàn bị bỏ rơi. Không có một đứa trẻ nào trên phố, các cửa chớp ở các cửa hàng đều được đóng chặt. Các nhà chức trách đã khuyến cáo người dân nên ở trong xe khi phải mạo hiểm ra khỏi nhà, khi ra ngoài trời nên mặc áo choàng và đeo khẩu trang; tránh ra ngoài khi trời mưa.

>> Mệt mỏi nhưng hi vọng

Cuộc sống vẫn phải tiếp tục

Hầu hết người dân ở thành phố Minamisoma hoàn cảnh giống như cô thợ may 19 tuổi Sayaka Kurihara, cô phải điền thông tin vào một mẫu văn bản trong một văn phòng ở tầng trệt để kê khai về những tổn thất đối với ngôi nhà của nhà mình trong thảm họa sóng thần vừa rồi.

Các bài báo về phóng xạ được ví như những chương trình dự báo thời tiết sẽ trở thành một phần của cuộc sống trong thời gian thảm họa hạt nhân đang xảy ra, các bài báo này được cập nhật hàng ngày, trong đó có ghi rằng, các cửa hàng chỉ được mở vào một ngày nhất định.

Thẩm mỹ viện của Midori Takano là một trong những cửa hàng đầu tiên hoạt động trở lại. Giống như nhiều người khác, Takano cũng đã từng di dời khỏi thành phố nhưng sau một tuần bà lại quay về. Con trai của bà đã quay lại làm việc và bà muốn ổn định lại cuộc sống của mình. Bà chia sẻ rằng: “Cho dù thế nào thì cuộc sống vẫn phải tiếp tục”.

Một nhà hóa học là khách hàng của Takano, ông Keiko Iwanami, đồng ý với ý kiến trên. Ba tuần trôi qua và hôm nay là ngày đầu tiên bà Takano mạo hiểm ra khỏi ngôi nhà của mình. Midori Takano có kế hoạch mời bạn bè về nhà mình vào những ngày cuối tuần và bà muốn sửa sang lại mái tóc của mình. Ông Keiko Iwanami bộc lộ rằng: “Việc làm này của Takano theo tôi là một quyết định đúng”. Bà đã chấp nhận rằng, thảm họa hạt nhân hiện đã trở thành một phần cuộc sống của bà. Trước đó, Takano ngồi trong nhà và tự nghĩ về bản thân rằng: “Ở đây sẽ không có tương lai nhưng không còn cách nào khác là phải sống, cuộc sống vẫn phải tiếp tục”.

Thợ làm tóc cho Takano đã nói rằng, các cuộc nói chuyện luôn xoay quay mức độ nguy hiểm mà các tia phóng xạ gây ra. “Lại một lần nữa chúng tôi đề cập tới việc chúng tôi sẽ phải rời khỏi nhà, có lẽ là mãi mãi”. Bố mẹ của Takano đã qua đời vì căn bệnh ung thư và hiện bà rất lo lắng về việc có thể bị mắc bệnh. Bà nói: “Ngay cả thực phẩm cũng đã bị ô nhiễm”. Tuần trước, những thành viên trong nhóm Hòa bình xanh đã thử nghiệm trên rau từ những khu vườn ở Minamisoma và đã phát hiện ra chúng bị nhiễm phóng xạ cao hơn rất nhiều lần so với mức cho phép.

Áp lực tinh thần

Trong khi đó, một người nông dân có tên là Shuichi Suzuki đang trồng khoai tây trong khu vườn của ông. Khu vườn này cách nhà máy điện khoảng 25km. Trong căn nhà của ông, có tới bốn thế hệ đã cùng chung sống với nhau, và gia đình Suzuki là những cư dân cuối cùng còn sống trong ngôi làng này. Ngôi nhà nằm trên một quả đồi nhưng cơn sóng thần giống như chiếc máy bán hàng tự động đã quét sạch khu vườn rau của gia đình.

Ông Suzuki nói rằng: “Tất cả hàng xóm đã bỏ chạy lên phòng tập thể dục”. Theo như ông nói, khi đó ông đang đi một đôi ủng cao su và xoa xoa đôi tay đã chai sạn. Còn vợ ông thì đang trồng khoai tây. Suzuki nói: “Phóng xạ gây hại nhưng áp lực tinh thần còn nghiêm trọng hơn thế”.

"Tất nhiên chúng tôi rất sợ, đặc biệt khi mà tất cả những người hàng xóm đã di tản và thực tế chúng tôi là những người cuối cùng còn ở lại nơi đây”, Suzuki nói. Cả gia đình ngồi với nhau dưới ánh sáng của những ngọn nến và tất cả đã quyết định ở lại. Có thể nói rằng, họ đã rất sợ hãi nhưng họ không muốn rời bỏ ngôi nhà của mình hoặc là họ không thể bỏ rơi những chú chó trong trang trại của họ. Hiện tại, họ đang tiếp tục trồng khoai tây.

Các nhà chức trách Nhật Bản thông báo, họ đang mở rộng khu di tản quanh Fukushima bên ngoài bán kính 20km vì lo lắng về mức độ phóng xạ cao.

Trở về rồi ra đi

Satoh gói những chồng khăn cuối cùng và cẩn thận buộc những chiếc hộp đựng đồ. Sau đó ông lái chiếc xe Nissan trên các đường phố chính, nơi có đèn đường trông giống như các lồng đèn làm bằng giấy màu trắng và màu xanh. Đèn giao thông vẫn đang nhấp nháy...

Trước những mong mỏi của người dân tản cư được trở về nhà của mình để lấy ít đồ dùng, chính phủ cũng đã cho phép các cư dân quay trở lại các khu vực bị cấm, họ nhận được sự giúp đỡ từ phía cảnh sát và quân đội để nhận hành lý riêng của mình. Tsuneyasu Satoh đã lấy xong những thứ cần thiết và ông đang rời khỏi ngôi nhà, nơi mà ông đã lớn lên và cũng là nơi ông nuôi dạy bốn đứa con của mình. Ông tâm sự rằng: “Hôm nay là ngày cuối cùng tôi ở đây”.

Cây đàn piano của ông vẫn còn ở trong phòng khách và ông sẽ phải để nó lại. “Không được đề cập tới vấn đề tình cảm ở đây, tuy nhiên, trong cuộc sống của tôi, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được ở đây. Đây là nơi tôi rất tự hào vì con gái tôi đã trở thành một tuyển thủ trong đội tuyển quốc gia”, ông đã tâm sự như vậy trước khi rời đi. (Hết)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm