| Hotline: 0983.970.780

Stress với ông chồng 'óc ngắn'

Thứ Ba 10/03/2015 , 09:52 (GMT+7)

Chồng cháu là người nghĩ ngắn, anh ấy không nghĩ nhiều tới tương lai thì phải. Anh cũng không quan tâm đỡ đần gì cho cháu.

Cô kính mến!

Lời đầu thư cháu mong cô thông cảm cho cháu vì cháu viết thư không có dấu. Thật ra cháu không rành sử dụng máy vi tính, cháu chỉ học lỏm được đôi chút nhưng vì cháu rất muốn nhận được lời khuyên từ cô.

Cháu có rất nhiều tâm sự muốn giãi bày nhưng cháu cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Cô ạ, cháu tự nhận xét mình là một người sống không có mục đích, không hiểu sao dù đã rất cố gắng nhưng cháu vẫn thấy cuộc sống của mình vô vị từ trước khi cháu lập gia đình. Cháu mong cô cho cháu lời khuyên, cháu nên làm gì để cải thiện cuộc sống của cháu hiện nay.

Năm nay cháu 29 tuổi, đã lập gia đình và có một cháu gái 1 tuổi. Khi chưa lấy chồng, cháu là một đứa con gái miền Nam mồ côi cha. Nhà nghèo nhưng cháu sống với mẹ rất thoải mái. Cháu lấy chồng người miền Bắc cô ạ.

Cuộc sống gia đình nhà chồng cháu lại hoàn toàn trái ngược, rất gò bó. Cháu bị để ý từ ăn uống, đi đứng, nói năng. Dù cháu biết nhập gia phải tùy tục nhưng đã 2 năm rồi cháu vẫn chưa thích nghi được với lối sống của gia đình chồng.

Mang tiếng là vợ chồng cháu đã ra ở riêng nhưng mọi việc vẫn ở trong tầm kiểm soát của bố mẹ chồng. Cháu rất khổ tâm khi ngày nào cũng phải nghe bố mẹ chồng trách móc, ca cẩm cháu về chuyện làm ăn.

Nhưng cô ơi, cháu ra riêng ở nhà rẫy không có điện, sóng điện thoại thì chập chờn (tranh thủ có dịp ra huyện cháu mới viết được thư này gửi cô), đặc biệt là không có nhà ai ở gần gũi. Con của cháu thì chưa biết đi, chưa biết nói thì cháu làm được gì hả cô?

Chồng cháu thì thật là cháu không thể hiểu được anh ấy nghĩ gì và muốn gì. Công việc gia đình anh không bỏ bê nhưng anh chỉ  làm theo ý mình không quan tâm tới ý kiến người khác, ai nói gì anh cũng chỉ im lặng và rồi đâu lại vào đấy.

Chồng cháu là người nghĩ ngắn, anh ấy không nghĩ nhiều tới tương lai thì phải. Anh cũng không quan tâm đỡ đần gì cho cháu, bố mẹ chồng nói gì cháu, anh cũng kệ, con cái anh cũng không quan tâm gì. Nếu có việc hai mẹ con cháu đi mấy ngày anh cũng không nhớ nhung gì.

Cô ơi cháu thấy buồn và chán nản lắm. Cháu không biết mình nên làm gì và làm như thế nào để thấy yêu quý cuộc sống này nữa?  

-------------------

Cháu thân mến!

Thư cho thấy cháu có trình độ chứ không thất học. Có lẽ sống với mẹ cháu thoải mái về tinh thần mặc dù cháu mồ côi cha. Những ngày ấy là thần tiên, đúng không cháu? Ai cũng vậy thôi, khi ta còn sống trong vòng tay mẹ, đó là những ngày hạnh phúc nhất đời ta.

Phàm khi theo chồng thì nhà chồng là cả một bí mật và áp lực. Không ai khác ta phải giải bài toán đó. Như một cái cây bị đưa sang cái chậu khác, đơn giản là vậy. Thiếu nước, thiếu sự chăm sóc, thiếu mọi thứ, cái cây ấy phải héo, phải cằn và rồi chính nó sẽ tìm thấy thích nghi.

Có mấy người được lên thiên đường khi về nhà chồng đâu, lấy đại gia còn chưa chắc có điều đó huống chi cháu lấy người làm nông, nhà ở rẫy còn chưa có điện.

Nam và Bắc rất khác, mọi thứ. Nhất định cháu phải hiểu và chấp nhận. Khác bằng đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc hay Đức, hay Mỹ chưa? Dẫu sao cháu cũng còn được nói tiếng Việt, còn hưởng thổ nhưỡng VN, còn được đắm mình trong thiên nhiên yêu dấu mỗi khi buồn.

Nghĩ đến mức đó đi rồi cháu sẽ thấy chán nản lúc này là quy luật khi gia đình chồng còn xa lạ, con còn nhỏ, chồng mình còn chưa hiểu hết.

Cô thường nói với những cô gái mới lấy chồng là khi yêu thì trên ngọn cây, cưới xong là rơi xuống đất. Làm phụ nữ là vậy, phụ nữ nông dân càng như vậy.

Cuộc sống khắc nghiệt lập tức đặt cả hai người xuống hố, lóp ngóp thời gian rồi sẽ tự trèo lên được, như mọi người. Hôn nhân khó gặm lắm, nhưng nó là cục xương cho ta tồn tại mỗi ngày, còn hơn là không có gì để gặm.

Rồi cháu sẽ quen với xét nét của nhà chồng, họ nói như hát hay, mình nghe mãi sẽ thuộc, sẽ chấp nhận và sẽ nghiện. Vợ chồng mới chưa mâu thuẫn gì, chỉ khi con còn nhỏ thì chồng ngán nên vợ con đi vắng mấy ngày chồng thấy được tự do, sướng, thích nên không nhớ đó thôi.

Rồi con sẽ lớn, cháu sẽ cho con đi nhà trẻ và làm rẫy với chồng, keo sơn dày lên, kỷ niệm sâu hơn, nghĩa vụ với cuộc đời nặng hơn. Cuộc sống sẽ quay đều như cái guồng, cái vòng thời gian làm người, không ai quá nặng và không ai nhẹ hều, đừng quá nghĩ, đừng quá so sánh với ai và cũng đừng ra vẻ chán chường.

Con của cháu sẽ khiến cháu nhìn xuống cuộc đời và hiểu ra cái lẽ ở đời. Hy vọng lúc đó cháu sẽ thương mẹ chồng, sẽ cần cù thương khó như họ và rồi sẽ có giá trị với chồng và nhà chồng. Đừng sốt ruột với thời gian, nha.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm