| Hotline: 0983.970.780

Thảm sát Mỹ Lai: Không chỉ có một Mỹ Lai

Thứ Sáu 10/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Theo thống kê của bảo tàng Mỹ Lai, số nạn nhân trong vụ thảm sát là 504 người thuộc 247 gia đình./ Đối mặt kẻ sát nhân

24 gia đình với ba thế hệ không còn ai sống sót. Trong số những người bị giết, có 182 phụ nữ, 7 người đang mang thai, 173 trẻ em gồm 6 trẻ còn đang ẵm ngửa.

Điều rõ ràng là những gì xảy ra ở thôn Mỹ Lai (Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) không phải là đơn lẻ. Nó được lặp lại, tuy với quy mô thấp hơn. Đại đội Bravo, cũng giống như đại đội Charlie, đều trực thuộc sư đoàn lục quân America và cũng thực hiện những trận càn tương tự.

Ở đây cần nói thêm về bối cảnh. Tới năm 1967, cuộc chiến ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị trở nên ác liệt. Ba tỉnh này không chịu sự kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa và ủng hộ Việt Cộng. Quảng Trị là một trong những tỉnh bị dội bom nhiều nhất nước. Quân đội Mỹ đã dùng nhiều chất diệt cỏ, trong đó có cả chất da cam để rải xuống ba tỉnh này.

Trong chuyến đi thứ hai của Hersh tới Việt Nam, ông gặp bà Nguyễn Thị Bình. Đầu những năm 1970, bà Bình là trưởng đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại hòa đàm Paris.

“Tôi sẽ thẳng thắn với anh”, bà nói. “Sự kiện Mỹ Lai chỉ trở nên quan trọng ở Mỹ sau khi một người Mỹ tường thuật về nó (trên báo). Chỉ vài tuần sau vụ thảm sát, một phát ngôn viên của Bắc Việt Nam tại Paris đã công khái mô tả về vụ việc, nhưng câu chuyện bị cho là dàn dựng để phục vụ mục đích tuyên truyền. Tôi nhớ rất rõ về những gì xảy ra tại Mỹ Lai bởi vì phong trào phản chiến bùng lên sau sự kiện này. Nhưng ở Việt Nam không chỉ có một vụ Mỹ Lai, mà còn nhiều vụ khác”.

Một buổi sáng ở Đà Nẵng, Hersh uống cà phê với Võ Cao Lợi, một trong số ít những người sống sót sau trận càn của đại đội Bravo vào thôn Mỹ Khê 4. Lúc đó Lợi 15 tuổi. Mẹ Lợi đã có cảm giác không lành khi nghe thấy tiếng trực thăng. Trước đó trong vùng đã có nhiều trận càn. “Điều này không giống như thường lệ”, Lợi nói. “Thường trước khi họ tới, họ dội pháo, ném bom và rồi bộ binh mới xuất hiện”.

Lính Mỹ và lính Việt Nam cộng hòa đã từng quét qua đây mà chưa xảy ra việc gì với dân làng. Nhưng lần này, mẹ Lợi xua con chạy khỏi làng trước cuộc tấn công. Hai anh trai Lợi đang chiến đấu trong lực lượng Việt Cộng, một đã hy sinh 6 ngày trước đó.

“Tôi nghĩ mẹ tôi sợ bởi tôi gần như đã lớn và nếu tôi ở lại, hoặc là tôi bị đánh hoặc bị buộc gia nhập quân đội Việt Nam cộng hòa. Tôi chạy đến bờ sông cách đó khoảng 50 m. Rồi tôi nghe tiếng súng và tiếng gào khóc”. Lợi nằm yên ngoài bờ sông cho đến tối, cậu trở về và phải chôn cất mẹ cùng những người thân khác. Hai ngày sau, quân Việt Cộng đưa Lợi lên căn cứ trên núi.

Khi được hỏi có hiểu vì sao những tội ác chiến tranh như Mỹ Lai, Mỹ Khê lại nhận được sự khoan dung từ những chỉ huy quân đội Mỹ, Lợi nói ông không biết, nhưng ông bảo: “Các tướng tá Mỹ phải chịu trách nhiệm về những gì binh lính của họ làm. Lính chỉ làm theo lệnh”.

Lợi nói ông vẫn nhớ thương gia đình mình và thường gặp ác mộng về vụ thảm sát. Khi Hersh kể với Lợi về thái độ của Phạm Thành Công với Kenneth Schiel, Lợi nói: “Ngay cả khi người ta làm điều xấu với mình, mình vẫn có thể tha thứ và hướng tới tương lai”. Sau chiến tranh, Lợi vẫn ở trong quân đội và nghỉ hưu với quân hàm đại tá.

Đầu năm 1969, hầu hết những thành viên của đại đội Charlie đã quay về Mỹ hoặc thuyên chuyển qua đơn vị khác. Đây là tiến trình xóa dấu vết của quân đội Mỹ về vụ Mỹ Lai. Tuy nhiên, một cựu chiến binh dũng cảm tên là Ronald Ridenhour đã viết thư kể chi tiết về vụ thảm sát gửi tới 30 quan chức chính phủ và Quốc hội Mỹ. Trong vòng vài tuần, bức thư quay trở lại tổng hành dinh quân đội Mỹ tại Sài Gòn.

Trong chuyến đi mới đây của Hersh tới Việt Nam, một quan chức chính phủ nói ông nên đến thăm UBND tỉnh Quảng Ngãi trước khi tới Mỹ Lai. Ông được cung cấp một cuốn sách mới xuất bản giới thiệu về địa phương bao gồm mô tả chi tiết về một vụ thảm sát cũng do quân đội Mỹ gây ra, gọi là thảm sát Trường Lệ.

Một trung đội lính Mỹ trong lúc thực hiện chiến dịch “tìm và diệt” đã tới thôn Trường Lệ (xã Hành Tín Đông, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) vào lúc 7 giờ sáng, ngày 18/4/1969, hơn một năm sau vụ Mỹ Lai. Lính Mỹ lôi đàn bà và trẻ em ra khỏi nhà và đốt làng. Ba giờ sau, lính Mỹ quay lại thôn Trường Lệ và giết 41 trẻ em, 22 phụ nữ. Chỉ có 9 người sống sốt. Nghĩa là, không có nhiều thay đổi sau sự kiện Mỹ Lai.

my-li-msscre-womn-nd-children093419109
Những phụ nữ và trẻ em này bị giết gần như ngay sau khi bức ảnh được chụp (ảnh của quân đội Mỹ chụp tại Mỹ Lai trong ngày xảy ra vụ thảm sát)

Năm 1998, vài tuần trước dịp kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, W. Donald Stewart, quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã nghỉ hưu cung cấp cho Hersh một báo cáo không được công bố từ tháng 8/1967, cho thấy hầu hết lính Mỹ ở Nam Việt Nam không hiểu chức phận của họ theo Hiệp định Geneva.

Stewart lúc đó là trưởng phòng điều tra, Cơ quan Thanh sát của Bộ Quốc phòng Mỹ. Bản báo cáo là kết quả nhiều tháng đi lại, phỏng vấn, được chuẩn bị để trình Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc ấy là Robert Mc Namara. Trong báo cáo, Stewart nói nhiều người lính Mỹ cảm thấy họ tự do áp đặt những tư tưởng của họ, tự do quyết định việc thực hiện những điều khoản của hiệp định như thế nào. Những người lính trẻ cho thấy họ sẵn sàng đối xử tàn tệ hoặc giết tù nhân thay vì nghe theo những chỉ dẫn căn cứ trên luật pháp quốc tế.

Mc Namara rời ghế bộ trưởng tháng 2/1968 và bản báo cáo không hề được công bố. Sau này Stewart nói với Hersh rằng ông hiểu vì sao báo cáo bị ém đi: “Người ta gửi đi những cậu bé 18 tuổi và không muốn chúng hiểu rằng chúng đang bị bịt mắt, che tai. Tôi trở về từ Nam Việt Nam với suy nghĩ rằng mọi thứ đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Vì thế, tôi rất hiểu Calley”, Stewart nói. (Hết)

(Theo New Yorker)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm