| Hotline: 0983.970.780

Trở về sau 15 năm lạc lối

Thứ Sáu 15/04/2011 , 10:05 (GMT+7)

Anh Nguyễn Ngọc Văn lạc vào thế giới “nàng tiên nâu” 15 năm nhưng cuối cùng đã quyết tâm gột bỏ cám dỗ trở thành công dân mẫu mực, được dân phố tin yêu.

Người dân ở phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đều biết và thán phục anh Nguyễn Ngọc Văn, người đã lạc vào thế giới “nàng tiên nâu” 15 năm nhưng đã quyết tâm gột bỏ cám dỗ trở thành công dân mẫu mực, được dân phố tin yêu. 

Mong đổi đời lại thành... cù nhầy

Năm 1981, anh Văn làm công nhân tại một Cty xây dựng của Tuyên Quang. Đến năm 1983 thì xây dựng gia đình, rồi sinh con trai đầu lòng, nhưng niềm vui trong mái ấm gia đình chẳng được bao lâu. Thời bao cấp đồng lương không ổn định, cuộc sống gia đình anh luôn túng thiếu nên anh đành xin nghỉ việc để theo bạn bè đến vùng núi Vĩnh Tuy, tỉnh Hà Giang làm vàng sa khoáng, nuôi giấc mộng đổi đời. Nhưng mấy năm ăn rừng ở bụi, lại xa gia đình, thuốc phiện trở thành người bạn thân thiết từ khi nào Văn chẳng hay. Đến năm 1989, khi anh khi trúng vài cây vàng thì cũng là lúc cuộc đời bước sang một trang đen tối.

Vàng hết. Văn thì trở thành con nghiện nặng. Rồi mỗi khi lên cơn, đồ đạc, của nả trong nhà Văn không cánh mà bay. Sau khi dứt cơn, Văn đều nhận ra mình đang lầm lỗi, lún sâu trong vũng bùn nhưng khi lên cơn thì mọi ý nghĩ về những điều tốt đẹp bay biến. Rồi Văn được gắn cho một cái danh là "Văn cù nhầy" bởi khi lên cơn anh bất chấp tất cả miễn sao thỏa được cơn nghiền thuốc.

Văn đánh mất hết lòng tin với gia đình, hàng xóm, bè bạn. Năm 1986, khi tỉnh Tuyên Quang có chiến dịch cai nghiện cộng đồng, anh tự nguyện xin vào công trường để lao động và cai nghiện những mong có cơ hội thoát khỏi sự ve vãn của đám bạn nghiện và sức hút hồn của “nàng tiên nâu”. Khi vào công trường cai nghiện cũng là lúc anh tỉnh táo nghĩ về thời gian đã qua, có cơ hội nghĩ cách chuộc lại lỗi lầm do chính mình gây ra, và anh đã tự rèn luyện mình thật nghiêm túc.

Hàng ngày anh phải làm nhiệm vụ khoan nổ mìn cho khoảng 20 lao động, với mỗi người phải đạt 1 khối đá hộc, sau đó đập nhỏ thành loại 4x6, bán được 30.000 đồng/m3, thì mới đảm bảo tiền ăn vì những người vào cai nghiện sau khi đã cắt cơn phải tự làm ra sản phẩm nuôi mình. Thế nhưng lúc nào anh cũng làm việc vượt chỉ tiêu, nên sau 2 năm đi công trường cai nghiện, đầu năm 1998 khi trở về, trừ hết tiền ăn, anh còn được thanh toán 2,6 triệu đồng tiền công đem về cho vợ.

Gạt nước mắt đi lên

Từ công trường cai nghiện trở về, dù đã cắt cơn nghiện, được Trung tâm cai nghiện xác nhận và còn tích lũy mua tiền mua được 1,5 chỉ vàng, nhưng câu nói người đời vẫn chúa chát bên tai: "Đừng nghe nghiện trình bày”. Người đời tìm cách xa lánh, bạn cũ toàn người xấu (con nghiện) thì chưa dám gần gũi vì sợ bị mắc nghiện trở lại, cứ vậy anh thui thủi một mình ở nhà phụ giúp vợ bán phở, lúc đó chỉ có vợ anh - chị Trần Thị Tuyết Lan thì biết rõ chồng mình không còn nghiện nữa (vì tiền bán hàng để đâu vẫn còn đó, không còn cảnh ôm của nhà lẩn đi lúc nửa đêm như ngày trước), nhưng nói cũng chẳng ai nghe vì họ vẫn chưa tin vợ chồng kẻ nghiện ca ngợi nhau.

Vừa làm ăn tích lũy, vừa gắng tạo lòng tin và uy tín, khi có vốn vay giải quyết việc làm của Hội Phụ nữ, vợ anh đã vay 7 triệu đồng giúp anh mua được chiếc xe máy cà tàng làm phương tiện chạy xe ôm và đi bốc vác hàng ngoài bến bãi. Có việc làm, anh lao động hăng say hơn để bù đắp lại tháng ngày lầm lỡ, nhiều khi buồn tủi mà ứa nước mắt, nhưng vẫn gắng vượt qua.

Đến năm 2001, khi đã tích lũy được lưng vốn, anh bàn với vợ con mở nhà hàng ăn uống. Nghĩ đến đâu làm đến đó, không quản ngại công việc, từ sáng sớm đến đêm thâu, anh miệt mài xây dựng nhà hàng thêm phát triển. Do cách làm và biết tiếp thu sự phê bình, góp ý của khách hàng nên nhà hàng của anh dần trở thành địa chỉ quen thuộc với khách hàng gần xa, lợi nhuận cũng từ đó mà tăng lên vừa đảm bảo cuộc sống gia đình, tích lũy mở rộng qui mô nhà hàng đặc sản cá, đồng thời tạo việc làm ổn định cho 10 lao động với mức thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng (bao nuôi cơm).

Với nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và nhiệt tình giúp đỡ nhiều con nghiện hoàn lương, anh Văn đã vinh dự được Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đến thăm, tặng quà và động viên anh gắng cùng cộng đồng giúp đỡ người lầm lỡ.

Khi có điều kiện, anh còn tham gia các hoạt động xã hội khác như góp tiền từ thiện, tài trợ các hoạt động lễ hội, thể thao do tổ dân phố, hoặc phường tổ chức, đặc biệt là dành thời gian gần gũi, vận động những người lỡ mắc nghiện đi cai cắt cơn rồi trở về cuộc sống đời thường. Do khéo thuyết phục, có những người đã nghiện nặng và “mất chất” nhưng được anh Văn khuyên ngăn nay trở thành người tốt, được cộng đồng ghi nhận như trường hợp anh Tạ Phi Hùng, tổ 5 phường Minh Xuân, nghiện hơn 10 năm, sau cai nghiện đã trở thành bảo vệ chùa Cây Xanh, hay anh Lê Đức Mạnh cũng hơn mười năm làm “nô lệ” ma túy đã nghe theo anh Văn, nay thành thợ bốc vác ngoài bến sông được mọi người tin yêu.

Từ hai bàn tay trắng, nay nhìn lại khối gia sản do chính tay mình làm nên đó là một thương hiệu tốt, nhà hàng qui mô tới vài tỷ đồng, đối với người đời đó là bình thường, nhưng với một người lỡ nghiện ngập như anh Văn, tôi nghĩ đó là một kỳ tích. 

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.