| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng bảo vệ đê biển

Thứ Bảy 07/10/2017 , 08:45 (GMT+7)

Rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đê biển khỏi những tác động của sóng to, gió lớn gây xói lở. 

Tuy nhiên, do tác động của nhiều nguyên nhân, đai rừng trước biển ngày càng mỏng dần, thập chí bị xóa trắng, sóng đánh trực tiếp vào thân đê gây sạt lở. Trồng, khôi phục lại rừng phòng hộ là giải pháp cấp bách và hữu hiệu để chống sạt lở đê biển hiện nay.

17-00-32_1_cc_chuyen_gi_cu_giz_den_nghien_cuu_du_tu_khoi_phuc_li_he_thong_rung_phong_ho_khu_vuc_vm_ry_khi_du_n_moi_trien_khi_1
Các chuyên gia của GIZ đến nghiên cứu đầu tư khôi phục lại hệ thống rừng phòng hộ khu vực Vàm Rầy khi dự án mới triển khai

Tỉnh Kiên Giang nằm trải mình bên vịnh Thái Lan thuộc vùng biển Tây, với trên 200 km bờ biển. Do hệ thống đê biển của tỉnh chủ yếu được đắp bằng đất nên tình trạng xói lở đang xảy ra ngày càng nhiều, nhất là những chỗ bị mất rừng phòng hộ. Tình trạng sạt lở đê biển xảy ra từ nhiều năm nay và chưa có giải pháp căn cơ để ngăn chặn do thiếu kinh phí.

Theo khảo sát của Sở NN-PTNT Kiên Giang, toàn tỉnh hiện có đến 70/200 km đê biển bị sạt lở, trải dài từ huyện An Minh, An Biên đến Hòn Đất, Kiên Lương. Trong đó, có khoảng 40 km đang bị sạt lở nặng, nhiều đoạn tình trạng xói lở diễn ra rất nghiêm trọng.

Năm 2008, do ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu, một đoạn đê ngăn mặn dài khoảng 500 m tính từ kênh Tám Nguyên hướng về kênh 287 thuộc ấp Vàm Rầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, đã bị sóng biển và triều cường gây sạt lở rất nghiêm trọng. Rừng ngập mặn (RNM) bảo vệ phía ngoài đê bị phá vỡ từng mảng, nhiều đoạn đê bị biến mất, nước biển tràn vào phá hại mùa màng và làm cản trở các hoạt động sinh hoạt của người dân trong khu vực. Hơn 25 ha hoa màu, vườn cây ăn trái, ao nuôi trồng thủy sản của người dân bị mất trắng do vỡ đê, nước biển tràn vào. Nhiều người đã phải rời quê đi nơi khác tìm kế sinh nhai.

Trước tình trạng trên, việc gia cố lại đê biển và khôi phục lại hệ thống RNM là việc làm cấp bách. Bên cạnh việc xây dựng lại đoạn đê biển bị biến mất của các ngành chức năng địa phương, Dự án Bảo tồn và Phát triển các trọng điểm Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, nay là Chương trình Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển (ICMP) được thực hiện bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) đã nghiên cứu đầu tư khôi phục lại hệ thống RNM nhằm ngăn chặn những tác động xấu của thiên tai đang đe dọa người dân.

Trong vòng 3 năm (2009 – 2011), gần 3 ha RNM tại khu vực xói lở đã được khôi phục nhờ giải pháp hệ thống hàng rào cừ tràm có tác dụng giúp giảm sóng, giữ bùn và bảo vệ cây trồng. Đến nay, cây trồng đã phát triển thành rừng, tạo thành vành đai bảo vệ chắc chắn phía bên ngoài.

Khi những đe dọa từ thiên nhiên đã được giảm thiểu, việc bắt tay xây dựng lại đời sống, khôi phục lại sinh kế là công việc được chính quyền địa phương cũng như tổ chức GIZ quan tâm hàng đầu. Những chương trình hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua hoạt động cung cấp giống dừa dứa, giống cá chẽm đã từng bước giúp người dân cải thiện được thu nhập. Thu nhập dần dần được tăng lên, đồng lúa, vườn cây, ao cá nối tiếp nhau đã dần dần thay thế cho cảnh xác xơ hoang tàn của một vùng xói lở ngày nào.

Bà Lâm Thị Nga, Phó trưởng Ban lãnh đạo ấp Vàm Rầy vui mừng cho biết: “Nhờ đai rừng ngập mặn đã được khôi phục nên việc sạt lở đê biển tại địa phương không còn xảy ra như trước. Đời sống của người dân từ đó cũng thay đổi nhiều nhờ sinh kế được đảm bảo. Các mô hình phát triển kinh tế như trồng rau màu, trồng chuối, dừa, nhất là nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi tôm công nghiệp đã giúp người dân phát triển kinh tế rất tốt. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay tại vùng đất khó khăn do sạt lở ngày nào”.

17-00-32_2_niem_vui_cu_nguoi_dn_trong_vung_du_n_khi_thu_hoch_c_nuoi_su_khi_rung_phong_ho_d_duoc_khoi_phuc_thnh_cong
Niềm vui của người dân trong vùng dự án khi thu hoạch cá nuôi sau khi rừng phòng hộ đã được khôi phục thành công

Song song với hoạt động sản xuất, việc nâng cao nhận thức về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân cũng được chú trọng. Nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường trong khu vực đã diễn ra như trồng RNM, xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, thu gom rác thải hay lồng ghép hoạt động về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học trong nhà trường… Nhờ vậy, vai trò của RNM đã nâng lên trong ý thức cộng đồng, rừng phục hồi đến đâu được bảo vệ đến đó, phát triển ngày càng xanh tốt.

Sau hơn 9 năm từ khi dự án được triển khai, rừng phòng hộ được khôi phục và phát triển, một vùng xói lở ngày nào nay đã khoác lên màu áo mới. Hầu hết những ngôi nhà xiêu vẹo đã được thay thế bằng những ngôi nhà tường kiên cố; ruộng lúa, vườn cây đã xanh trờ lại, cho những vụ mùa bội thu. Một vùng quê thanh bình nép mình bên những cánh rừng phòng hộ rì rào sóng biển đang hiện hữu.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm