| Hotline: 0983.970.780

Viện Lúa ĐBSCL ký kết hợp tác với Kiên Giang

Thứ Ba 24/04/2018 , 13:35 (GMT+7)

Sáng 24/4, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), đã diễn ra lễ ký kết giữa Viện Lúa ĐBSCL với Sở NN-PTNT Kiên Giang về việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất giai đoạn 2018-2023.

13-23-57_ong_trn_ngoc_thch_vien_truong_vien_lu_dbscl_v_ong_nguyen_vn_tm_gim_doc_so_nn_ptnt_kien_ging_ky_ket_hop_tc_ve_viec_nghien_cuu_v_chuyen_gio_kho_hoc_cong_nghe_vo_sn_xut
Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL (ngồi bên trái) và ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN - PTNT Kiên Giang ký kết hợp tác về việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất

Tại buổi lễ, TS. Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang đã giới thiệu khái quát về điệu kiện tự nhiên và tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Kiên Giang có 4 vùng sinh thái, gồm: Tứ giác Long Xuyên, là vùng nuôi tôm công nghiệp và sản xuất lúa, ưu thế của vùng này là diện tích trên hộ lớn (có hộ 50-70 ha), thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa lớn; Tây sông Hậu là vùng thâm canh lúa, năng suất cao; U Minh Thượng là vùng chuyên lúa – tôm, có điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp hữu cơ; vùng biển, đảo phát triển nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Riêng về cây lúa, Kiên Giang là tỉnh có diện tích lớn nhất khu vực ĐBSCL, diện tích gieo cấy hàng năm đạt từ 750 – 780 ngàn ha, sản lượng từ 4,3-4,5 triệu tấn. Vì vậy, tỉnh rất cần có các giống lúa cũng như hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng sinh thái, thích nghi được với điều kiện đất nhiễm phèn (vùng TGLX), nhiễm mặn (vùng UMT), để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết, là đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Lúa ĐBSCL là đơn vị nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực chọn tạo giống lúa và hệ thống canh tác lúa, gạo. Việc ký kết hợp tác là nhằm góp phần giúp các địa phương trong vùng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành hàng lúa, gạo.

Theo đó, hai bên đã thống nhất nội dung ký kết hợp tác, gồm: 1/- Nghiên cứu, khảo nghiệm và chuyển giao giống lúa mới; phục tráng một số giống lúa mùa, đặc sản của địa phương và xây dựng thương hiệu gạo cho tỉnh Kiên Giang. 2/- Nghiên cứu và chuyển giao các quy trình canh tác lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và các loại cây trồng khác trên nền đất lúa. 3/- Xây dựng các vùng sản xuất lúa an toàn. 4/- Ứng dụng chuyển giao công nghệ tái sử dụng các phế phẩm nông nghiệp. 5/- Xây dựng các mô hình chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau, màu. 6/- Thiết lập kênh thông tin về tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn và cập nhật các tiến bộ KHKT vào sản xuất...

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm