| Hotline: 0983.970.780

Viện Lúa ĐBSCL ký kết hợp tác với Kiên Giang

Thứ Ba 24/04/2018 , 13:35 (GMT+7)

Sáng 24/4, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), đã diễn ra lễ ký kết giữa Viện Lúa ĐBSCL với Sở NN-PTNT Kiên Giang về việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất giai đoạn 2018-2023.

13-23-57_ong_trn_ngoc_thch_vien_truong_vien_lu_dbscl_v_ong_nguyen_vn_tm_gim_doc_so_nn_ptnt_kien_ging_ky_ket_hop_tc_ve_viec_nghien_cuu_v_chuyen_gio_kho_hoc_cong_nghe_vo_sn_xut
Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL (ngồi bên trái) và ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN - PTNT Kiên Giang ký kết hợp tác về việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất

Tại buổi lễ, TS. Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang đã giới thiệu khái quát về điệu kiện tự nhiên và tiềm năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Kiên Giang có 4 vùng sinh thái, gồm: Tứ giác Long Xuyên, là vùng nuôi tôm công nghiệp và sản xuất lúa, ưu thế của vùng này là diện tích trên hộ lớn (có hộ 50-70 ha), thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa lớn; Tây sông Hậu là vùng thâm canh lúa, năng suất cao; U Minh Thượng là vùng chuyên lúa – tôm, có điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp hữu cơ; vùng biển, đảo phát triển nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Riêng về cây lúa, Kiên Giang là tỉnh có diện tích lớn nhất khu vực ĐBSCL, diện tích gieo cấy hàng năm đạt từ 750 – 780 ngàn ha, sản lượng từ 4,3-4,5 triệu tấn. Vì vậy, tỉnh rất cần có các giống lúa cũng như hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng sinh thái, thích nghi được với điều kiện đất nhiễm phèn (vùng TGLX), nhiễm mặn (vùng UMT), để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết, là đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Lúa ĐBSCL là đơn vị nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực chọn tạo giống lúa và hệ thống canh tác lúa, gạo. Việc ký kết hợp tác là nhằm góp phần giúp các địa phương trong vùng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành hàng lúa, gạo.

Theo đó, hai bên đã thống nhất nội dung ký kết hợp tác, gồm: 1/- Nghiên cứu, khảo nghiệm và chuyển giao giống lúa mới; phục tráng một số giống lúa mùa, đặc sản của địa phương và xây dựng thương hiệu gạo cho tỉnh Kiên Giang. 2/- Nghiên cứu và chuyển giao các quy trình canh tác lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và các loại cây trồng khác trên nền đất lúa. 3/- Xây dựng các vùng sản xuất lúa an toàn. 4/- Ứng dụng chuyển giao công nghệ tái sử dụng các phế phẩm nông nghiệp. 5/- Xây dựng các mô hình chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau, màu. 6/- Thiết lập kênh thông tin về tình hình sản xuất lúa gạo trên địa bàn và cập nhật các tiến bộ KHKT vào sản xuất...

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.