| Hotline: 0983.970.780

Midway - Mồ chôn Hải quân Nhật

Thứ Tư 15/08/2012 , 10:33 (GMT+7)

Đảo san hô Midway trên Thái Bình Dương là nơi diễn ra trận đánh quan trọng của Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật trong ngày 4/6/1942.

Đảo san hô Midway trên Thái Bình Dương là nơi diễn ra trận đánh quan trọng của Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật trong ngày 4/6/1942. Đây là trận đánh được xem là quan trọng nhất trên Thái Bình Dương và cũng làm thay đổi hoàn toàn tương quan sức mạnh của 2 phe trong Thế chiến II.

>> Cuộc truy đuổi gay cấn trên Đại Tây Dương
>> Hải quân Anh - Đức và cuộc chạm trán ở Jutland

Trước khi trận đánh này diễn ra, Hải quân Nhật đang "trên cơ" so với Mỹ, họ có thể hoàn toàn chủ động được những trận đánh trên biển sẽ diễn ra ở đâu, vào khi nào. Tuy nhiên, sau trận hỗn chiến Midway, các chiến hạm người Mỹ đã cơ bản ngang bằng sức mạnh với Nhật và chủ động hơn trong các trận đánh sau này. Dần dần, Mỹ đã chiếm được thế chủ động và rút ngắn thời gian Cuộc chiến Thái Bình Dương mà cục diện đã bị xoay ngược hoàn toàn sau trận đánh này.

Trong năm 1942, Đô đốc Isoroku Yamamoto chỉ huy Hạm đội Liên hợp của Hải quân Nhật khi đó đã di chuyển đến đảo san hô Midway trong nỗ lực dụ dỗ và tiêu diệt các tàu sân bay chiến lược của Hạm đội Thái Bình Dương, thuộc Hải quân Mỹ. Đây là hành động đáp trả lại thất bại của Nhật trong trận đánh Coral Sea hay trận không kích Doolittle Raid của Mỹ nhằm vào đảo Honshu, Nhật Bản.

Đô đốc Isoroku Yamamoto đã lên kế hoạch nhanh chóng tấn công và hạ gục lực lượng phòng thủ trên đảo, cùng với đó là chiếm 2 đảo nhỏ gần Midway của Mỹ sau đó xây dựng một căn cứ không quân tại đây. Theo dự kiến của mình, Yamamoto tin rằng các tàu sân bay Mỹ sẽ đến và tham chiến nhưng quá muộn để cứu Midway và phải gục ngã trước lực lượng không quân ông đang có trong tay.

Tuy nhiên, Yamamoto đã nhầm, ý định của ông đã bị rò rỉ bởi các nhân viên tình báo cấp cao của Mỹ, họ đã nắm được kế hoạch của vị đô đốc tài ba người Nhật trước khi ông kịp thực hiện chúng. Ngay khi biết được tin tình báo, Đô đốc Chester W. Nimitz, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã thiết lập một đội hình phục kích với các tàu sân bay thiện chiến và chỉ chờ người Nhật đến thăm Midway.

Ngày 4/6, cuộc đối đầu thứ 2 giữa các tàu sân bay Mỹ và Nhật trong Cuộc chiến Thái Bình Dương chính thức bắt đầu, những chiếc bẫy mà Chester W. Nimitz sắp đặt được tung ra.

4h30 sáng 4/6, cách Midway khoảng 300km về phía Tây Bắc, Phó Đô đốc Chuichi Nagumo cùng với 4 tàu sân bay và 108 máy bay của Nhật bắt đầu lên đường nhằm thẳng về hướng đảo san hô. Trong khi đó, 3 tàu sân bay của Mỹ lại đang tuần tra ở phía Đông, tuy nhiên do biết trước kế hoạch của Nhật nên Mỹ liên tục đưa các máy bay đi tuần tra và đến 5h30 thì phát hiện ra các tàu sân bay Nhật đang hành quân.

Midway ra lệnh cho các máy bay của mình lên đường tấn công đoàn tàu của Nhật, tuy nhiên, với sức mạnh không quân bá đạo thế giới lúc đó, các máy bay Nhật nhanh chóng cho người Mỹ nếm mùi đau khổ. Đến 6h30, các máy bay ném bom của Nhật bắt đầu cắt bom vào 2 hòn đảo lớn nhất ở Midway. Sau 20 phút quần thảo, các nhà chứa nhiên liệu, nhà chứa máy bay và một vài tòa nhà khác trên đảo đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ có sân bay là còn nguyên vẹn. Khi các máy bay Nhật quay về tàu thì Trung úy Joichi Tomonaga đã yêu cầu có thêm một cuộc ném bom khác để phá hủy hoàn toàn hệ thống phòng vệ của Mỹ trên đảo.

Trong khi quay về tàu, các phi công Nhật đã gặp phải sự tấn công của các máy bay Mỹ và một vài trong số đó đã lao thẳng xuống biển. Mỹ bắt đầu đưa ngư lôi vào trận đánh, 6 máy bay TBF-1s và 4 máy bay ném bom B-26s của Mỹ được huy động để thả ngư lôi về phía đoàn tàu Nhật. Sau đó không lâu, 2 nhóm bay B-17s của lính thủy đánh bộ Mỹ chính thức tham chiến. Nhưng với trần bay cao nên các máy bay chẳng thể làm được gì ngoài việc chụp được hình ảnh về các tàu sân bay của Nhật Bản.

Trong khi đó, các máy bay Nhật đã phát hiện ra sự có mặt của 3 tàu sân bay Mỹ và chúng đang quay về nơi trận đánh diễn ra ở phía Tây Bắc đảo. Phó Đô đốc Chuichi Nagumo lúc này đang chuẩn bị cho các máy bay làm nhiệm vụ ném bom đợt 2 cất cánh sau khi đã ổn định lại đội hình và nạp thêm đạn dược, rất khẩn trương trong hoàn cảnh thời gian hạn hẹp.

Khoảng 9h30, đồng loạt các máy bay TBF của Mỹ bắt đầu cất cánh từ các tàu sân bay Hornet, Enterprise và Yorktown. Chúng ồ ạt lao thẳng đến mục tiêu của mình là các tàu sân bay Nhật lúc này sàn đang chật chội các máy bay chuẩn bị cất cánh cho lượt ném bom thứ 2. Người Nhật đã chậm trễ, các máy bay chỉ mới bắt đầu cất cánh đã hứng trọn những thảm bom và ngư lôi từ đội quân TBF của Mỹ. Chỉ trong vài phút, 3 tàu sân bay của Nhật là Akagi, Kaga và Soryu đã bốc cháy.

Trận Midway Midway kết thúc với thiệt hại nặng nề của hạm đội Nhật Bản. Nhật bị mất 4 hàng không mẫu hạm, một tuần dương hạm nặng, 332 máy bay cùng nhiều tàu khác bị hỏng nặng. Thiệt hại của Mỹ là không đáng kể so với Nhật. Mỹ chỉ mất một hàng không mẫu hạm, một khu trục hạm và 150 máy bay chiến đấu các loại. Cũng từ đó, cục diện trên Thái Bình Dương thay đổi, người Mỹ lấy lại thế cân bằng và sau đó là chiếm lợi thế trước Nhật để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở đây.

Lúc này, đội hình hoành tráng của Nhật chỉ còn tàu sân bay Hiryu còn khả năng chiến đấu. Trước buổi trưa, 18 máy bay ném bom từ Hiryu cất cánh, theo sau đó là 6 máy bay chiến đấu thực hiện kế hoạch trả thù cho buổi sáng. Chúng nhanh chóng tiếp cận tàu sân bay Yorktown của Mỹ. Mặc dù gặp phải sự truy cản khủng khiếp từ phía các máy bay bảo vệ của Mỹ, tuy nhiên, đội hình máy bay của Nhật vẫn còn 7 chiếc sống sót và ném thành công 3 quả bom vào Yorktown khiến nó bị thương rất nặng.

Trong khi các công nhân và thủy thủ trên tàu Yorktown đang cùng nhau sửa chữa những vết thương của cuộc tấn công vừa xảy ra, một phi đội gồm 10 máy bay phóng ngư lôi cùng 6 máy bay chiến đấu của Nhật lại quay lại. Mặc dù đã hết sức chống đỡ và dùng cả máy bay để ngăn cản nhưng các máy bay của Nhật vô cùng hung hãn, dùng mọi hỏa lực để xuyên hàng phòng thủ, tiếp cận Yorktown và làm nó trúng thêm 2 quả ngư lôi nữa. Chiếc tàu vỡ một phần lớn giữa thân và bắt đầu chìm, thuyền trưởng đã buộc phải ra lệnh cho thủy thủ đoàn rời tàu.

Tuy nhiên, trong lúc các máy bay từ Hiryu đang đến tấn công và đánh đắm Yorktown thì nó cũng bị máy bay Mỹ hỏi thăm và hạ gục vào ngày hôm sau (5/6). Cuối cùng, sau khi để mất 4 tàu sân bay, Đô đốc Isoroku Yamamoto phải ra lệnh cho hạm đội của mình quay trở về căn cứ để bảo toàn lực lượng.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm